Nếu bạn thấy yoga quá nhẹ nhàng, câu hỏi “ashtanga yoga là gì” có thể khiến bạn bối rối và thấy mình đã nhận định sai về các loại hình yoga đấy!
Ashtanga yoga là một loại hình yoga rất mạnh mẽ và năng động. Những bài tập ashtanga yoga đặc biệt phù hợp với ai yêu thích các động tác đốt nhiều calorie hay muốn nâng cao trình độ tập yoga của mình.
Để hiểu hơn về ashtanga yoga cũng như những lợi ích của chúng, những Điểm khác biệt giữa nó và các loại hình khác, bạn đừng bỏ qua phần chia sẻ dưới đây nhé.
Contents
Ashtanga yoga là gì?
Ashtanga yoga là một hệ thống yoga được ghi lại bởi nhà hiền triết Vamasa Rishi trong yoga korunta. Loại hình này bao gồm danh sách các nhóm asana khác nhau, cũng như giáo lý nguyên thủy về vinyasa, drishti, bandhas, mudras và triết học.
Ashtanga yoga bao gồm 8 nhánh là yama, niyama, asana, pranayama, pratyahara, dharana, dhyana, samadhi. 8 nhánh này của yoga sẽ giúp người tập yoga có cuộc sống kỷ luật hơn.
Mục đích của ashtanga yoga là để kiểm soát hơi thở và tạo ra sự thiền định khi di chuyển. Trình tự thiết lập của loại hình luyện tập này là một dòng chuyển động nhất quán được thiết kế để kéo giãn, tăng cường sức mạnh và hơi thở, đồng thời giúp năng lượng luân chuyển trong cơ thể một cách dễ dàng hơn.
Thông thường có 6 cấp của ashtanga yoga. Hầu hết người tập ashtanga yoga sẽ gắn bó với cấp cơ bản. Nếu tập luyện ashtanga yoga thường xuyên, bạn sẽ thấy cơ thể bạn tiến bộ và thay đổi rất nhiều.
Những lý do nên bắt đầu tập Ashtanga là gì
1. Ashtanga Yoga giúp cơ bắp trở nên dẻo dai
Lợi ích của Ashtanga yoga là gì ? Đầu tiên phải kể đến khả năng làm ổn định hệ xương sống, giải độc, tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai của cơ bắp và khả năng chịu đựng của cơ thể.
Với chuỗi gồm 75 động tác thường mất từ 1 giờ 30 – 2 giờ để thực hiện. Chuỗi này bắt đầu bằng các tư thế Chào mặt trời, tiếp theo là tư thế đứng, ngồi, ngược và gập lưng trước khi giải lao.
2. Toàn bộ cơ thể được luyện tập với Ashtanga Yoga
Với những động tác kéo dãn, vặn xoắn, ép mình trong Ashtanga Yoga tưởng như đơn giản nhưng lại có tác dụng xoa bóp các cơ quan nội tạng một cách nhẹ nhàng giúp chúng hoạt động mạnh mẽ hơn. Đây là điều mà không phải bộ môn thể thao nào cũng chú trọng.
Ngoài ra, các tư thế Ashtanga Yoga còn có nhiều tác động tới các vùng cơ rất khó tập nhất trên cơ thể như cơ đùi trong, bả vai… Như vậy đã giúp cơ thể có sự khỏe mạnh toàn diện.
3. Ashtanga Yoga giúp tăng cường sức mạnh cốt lõi
Duy trì luyện tập Ashtanga Yoga thường xuyên có tác dụng làm dịu tâm trí, mang tới sự điều hòa và điềm tĩnh cho trí óc, giúp tăng cường tập trung, trí nhớ trong công việc, học tập; giúp ngủ ngon hơn và giữ tinh thẩn sảng khoái.
Hơn nữa, Ashtanga Yoga còn rèn luyện tính kiên trì, nhẫn nại, rèn luyện tinh thần; giúp bạn giữ bình tĩnh tốt hơn và dễ đối mặt với những rắc rối trong cuộc sống hàng ngày.
4. Ashtanga giúp giảm stress, giải tỏa căng thẳng
Đặc biệt, những bài tập Ashtanga Yoga là liều thuốc hiệu nghiệm cho tình trạng stress, căng thẳng, lo âu. Ashtanga Yoga với vô vàn tư thế có tác dụng giúp bạn trút bỏ những lo toan, phiền muộn trong cuộc sống; giảm lo âu, căng thẳng, mệt mỏi tinh thần.
Cách phân biệt các bài tập yoga khác với Ashtanga yoga là gì
1. Ashtanga yoga và vinyasa yoga
Kỹ thuật của vinyasa yoga là sự liên kết iữa chuyển động và hơi thở tạo thành chuỗi các động tác chuyển tiếp nhẹ nhàng với từng nhịp hít vào, thở ra. Vì vậy, có những điểm tương đồng ở hai loại hình này. Cả hai hình thức tập luyện này đều tạo nên sức nóng và sức mạnh trong cơ thể.
Sự khác biệt lớn nhất chính là sự tự do trong lớp vinyasa yoga. Trong khi, ashtanga yoga là một chuỗi được thiết lập sẵn. Mỗi lớp vinyasa yoga bạn tham gia sẽ khác nhau và có chủ đề hoặc tư thế chính để làm nóng cơ thể trước khi tập luyện.
2. Ashtanga yoga và hatha flow yoga
Tương tự vinyasa yoga, hatha flow yoga không có chuỗi tư thế được thiết lập sẵn. Hatha yoga là một loại hình yoga thụ động và tĩnh hơn nhiều so với ashtanga.
Hatha yoga không cần thiết lúc nào cũng có sự luân chuyển liên kết giữa các tư thế. Vì loại hình này tập trung vào lợi ích của từng động tác cụ thể và đi sâu hơn vào nó.
3. Ashtanga yoga và bikram yoga
Cả ashtanga yoga và bikram yoga đều có một chuỗi các tư thế. Sự khác biệt giữa bikram yoga và ashtanga yoga là bikram được tập luyện trong căn phòng nóng từ 36°C đến 40°C. Nó không bao gồm vinyasa hay chuỗi tư thế chào mặt trời.
Cả 2 phong cách đều có nhiều thách thức về thể chất. Tuy nhiên, ashtanga yoga có cách tiếp cận triết học sâu sắc hơn. Đồng thời, xác định trọng tâm là tinh thần.
4. Ashtanga yoga và yin yoga
Mục đích của yin yoga không phải tạo nhiệt trong cơ thể. Thực tế, bạn có thể tập luyện phong cách này một cách rất ngầu. Yin yoga cực kỳ bị động và thực hiện phần lớn các tư thế trên sàn nhà và giữ tư thế trong khoảng 3 đến 15 phút.
Trong yin yoga, bạn phải tập luyện để nhắm tới các lớp sâu trong cơ thể, các mô và các khớp liên kết. Ở ashtanga yoga, bài tập hướng tới các lớp bề mặt của cơ thể thông qua các tư thế được giữ trong thời gian rất ngắn và các động tác di chuyển nhanh.
5. Ashtanga yoga và kundalini yoga
Ashtanga yoga là loại hình yoga thiên về thể chất. Trong khi, kundalini lại tập trung vào hơi thở và sự thiền định. Kundalini không có chuỗi tư thế được thiết lập. Mục đích của nó là đánh thức nguồn năng lượng ẩn dưới đáy cột sống của chúng ta.
Năng lượng này được gọi là luân xa, hoạt động dọc cột sống và tới những trung tâm năng lượng trong cơ thể. Ashtanga yoga lại chú trọng hơn vào việc sử dụng hơi thở với chuyển động để tạo và giữ nguồn năng lượng (prana) trong cơ thể.
6. Ashtanga yoga và iyengar yoga
Mục tiêu của iyengar là thực hiện từng tư thế với sự liên kết chính xác. Bạn có thể giữ tư thế trong một thời gian dài hơn để đảm bảo mình thực hiện chính xác. Có rất nhiều công cụ được dùng trong các bài tập iyengar để hỗ trợ sự liên kết các tư thế. Nó cho phép bạn tận dụng tối đa từng tư thế.