Nổi cục cứng ở vùng kín phụ nữ không phải tình trạng hiếm gặp. Đặc biệt, các mẹ mang thai và phụ nữ lớn tuổi là hai đối tượng thường xuyên gặp phải hiện tượng này. Vậy đâu là nguyên nhân nổi cục cứng ở vùng kín?
Hiểu rõ hơn về tình trạng nổi cục u ở vùng kín và biết khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ trong bài viết sau.
Contents
- Những nguyên nhân nổi cục cứng ở vùng kín
- 1. U nang âm hộ
- 2. U nang âm đạo
- 3. Sưng cục ở vùng kín do hoạt động của tuyến bã nhờn
- 4. Những nguyên nhân nổi cục cứng ở vùng kín – Giãn tĩnh mạch
- 5. Nổi cục cứng ở vùng kín do lông mọc ngược
- 6. Những nguyên nhân nổi cục cứng ở vùng kín – Mụn thịt dư ở vùng kín
- 7. Lichen xơ hóa
- 8. Nổi cục cứng ở vùng kín do mụn rộp sinh dục
- 9. Những nguyên nhân nổi cục cứng ở vùng kín – Mụn cóc sinh dục
- 10. Ung thư
Những nguyên nhân nổi cục cứng ở vùng kín
Bạn có thể bị sưng cục ở vùng kín do những nguyên nhân sau:
1. U nang âm hộ
Trên âm hộ có rất nhiều tuyến khác nhau như tuyến dầu, tuyến Bartholin và tuyến Skene. Nếu những tuyến này bị tắc, khối u nang có thể hình thành và gây nổi cục ở mép vùng kín.
Các u nang này không gây đau đớn và thường có thể biến mất mà không cần chữa trị. Tuy nhiên, nếu chúng bị nhiễm trùng, bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám. Bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh để điều trị khối u nhiễm trùng.
2. U nang âm đạo
Khối u nang ở âm đạo thường hình thành sau quá trình sinh nở hoặc chấn thương vùng kín. Chúng có kích thước bằng hạt đậu hoặc nhỏ hơn.
U nang âm đạo không gây đau nhưng có thể gây khó chịu khi quan hệ tình dục. Trong một số trường hợp, bạn sẽ cần dẫn lưu hoặc phẫu thuật để cắt bỏ những u nang này.
3. Sưng cục ở vùng kín do hoạt động của tuyến bã nhờn
Tuyến bã nhờn tạo ra những nốt sần nhỏ màu trắng hoặc hơi vàng bên trong âm hộ. Các hạt sần này bắt đầu xuất hiện ở tuổi dậy thì và tăng dần số lượng khi bạn già đi.
4. Những nguyên nhân nổi cục cứng ở vùng kín – Giãn tĩnh mạch
Giãn tĩnh mạch xung quanh âm hộ có thể làm xuất hiện những vết sưng màu xanh ở vùng kín. Giãn tĩnh mạch thường không gây đau, nhưng đôi khi có thể gây ngứa hoặc chảy máu.
5. Nổi cục cứng ở vùng kín do lông mọc ngược
Các phương pháp tẩy lông vùng kín như cạo, wax hoặc nhổ lông sẽ làm tăng nguy cơ lông mu mọc ngược. Lông mọc ngược tạo ra các vết sưng nhỏ hình tròn, đôi khi gây đau hoặc ngứa. Vết sưng có thể chứa mủ, đồng thời vùng da xung quanh nó cũng trở nên sẫm màu hơn.
Bạn không nên tác động vào các vết sưng vì điều này có thể gây nhiễm trùng. Trong hầu hết trường hợp, tình trạng lông mọc ngược sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu vết sưng bị viêm, bạn nên đi khám bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.
6. Những nguyên nhân nổi cục cứng ở vùng kín – Mụn thịt dư ở vùng kín
Mụn thịt dư ở vùng kín không gây hại đến sức khỏe. Tuy nhiên, khi bị cọ xát vào vật nào đó, chúng có thể khiến bạn cảm thấy vướng víu và khó chịu. Bác sĩ sẽ giúp bạn loại bỏ mụn thịt dư bằng tia laser hoặc phẫu thuật.
7. Lichen xơ hóa
Lichen xơ hóa là một tình trạng da hiếm gặp, chủ yếu ảnh hưởng đến âm hộ và khu vực xung quanh hậu môn. Các triệu chứng của bệnh có thể bao gồm:
- Ngứa vùng kín dữ dội
- Da vùng kín mỏng, dễ bị rách gây chảy máu
- Có những đốm trắng phát triển trên da theo thời gian
- Đau khi đi tiểu hoặc khi quan hệ tình dục.
Lichen xơ hóa thường được điều trị bằng kem hoặc thuốc mỡ corticosteroid.
8. Nổi cục cứng ở vùng kín do mụn rộp sinh dục
Mụn rộp sinh dục là bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục do virus herpes simplex gây ra. Bệnh thường không gây triệu chứng gì cho đến đợt bùng phát lần đầu tiên. Lúc này, các triệu chứng đáng chú ý sẽ xuất hiện, bao gồm:
- Sốt
- Sưng hạch bạch huyết
- Xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ, chứa đầy chất lỏng ở bộ phận sinh dục, mông và chân
- Vết loét: Các mụn nước sau khi bị vỡ sẽ hình thành vết loét. Các vết loét có thể gây đau khi đi tiểu.
Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn bệnh mụn rộp sinh dục. Tuy nhiên, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng virus để giúp bạn kiểm soát các triệu chứng và giảm tần suất tái phát bệnh.
9. Những nguyên nhân nổi cục cứng ở vùng kín – Mụn cóc sinh dục
Triệu chứng bệnh bao gồm:
- Các nốt mụn cóc xuất hiện riêng lẻ hoặc mọc thành từng cụm, bề mặt hơi gồ ghề, lúc chạm vào có cảm giác như bông súp lơ trắng
- Ngứa rát ở vùng kín
- Chảy dịch âm đạo.
Mụn cóc sinh dục có thể mọc trên âm hộ, hậu môn hoặc trong âm đạo. Hiện chưa có phương pháp điều trị dứt điểm tình trạng này. Tuy nhiên, việc điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật sẽ giúp bạn loại bỏ các nốt mụn và giảm thiểu các triệu chứng.
Một số loại HPV có thể làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung. Do đó, nếu bạn bị mụn cóc sinh dục, bạn cần thực hiện xét nghiệm Pap để tầm soát nguy cơ mắc bệnh.
10. Ung thư
Ung thư âm hộ và âm đạo hiếm khi xảy ra nhưng chúng vẫn có thể là nguyên nhân tiềm ẩn khiến bạn bị nổi cục cứng ở vùng kín. Các triệu chứng tiền ung thư và ung thư có thể bao gồm:
- Xuất hiện các vết loét hoặc vết sưng ở vùng âm hộ
- Thay đổi màu sắc da vùng kín (có thể sáng hơn hoặc tối hơn các vùng da xung quanh)
- Ngứa, rát hoặc đau vùng kín
- Chảy máu hoặc tiết dịch âm đạo bất thường.