tìm kiếm:

Trang chủ / / / Bài viết

Cách thực hiện và lưu ý khi chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on reddit
Share on pinterest

Chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không là phương pháp được nhiều chị em ưa chuộng vì ít tốn kém mà vẫn đem lại hiệu quả tốt. Vậy cách dùng lá trầu không để điều trị viêm âm đạo như thế nào? Có lưu ý gì khi thực hiện phương pháp này không?

Cùng tìm hiểu về công dụng của lá trầu không trong điều trị viêm nhiễm phụ khoa, cũng như cách áp dụng phương pháp dân gian này qua bài viết dưới đây.

Công dụng của lá trầu không trong điều trị bệnh âm đạo

Trầu không là cây thuốc quen thuộc trong Đông y. Lá trầu không có tính ấm, mùi thơm hắc, vị cay nồng, thường được dùng để sát khuẩn, sát trùng và kháng viêm.

Trong khi đó, theo Tây Y, trầu không có tính dược học cao, chứa nhiều chất xơ, protein, nhiều loại vitamin và khoáng chất (vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, canxi, sắt, iốt, phốt pho, kali…). Đặc biệt, tinh dầu chiết xuất từ lá trầu không chứa đến 50 hợp chất khác nhau, trong đó chủ yếu là eugenol, caryophyllene, terpinolene, terpinene, cadinene và 3-carene.

Công dụng của lá trầu không trong điều trị viêm âm đạo
Công dụng của lá trầu không trong điều trị viêm âm đạo

Các thành phần trên giúp lá trầu không phát huy khả năng trong việc ức chế hoạt động của nhiều chủng vi khuẩn và nấm gây hại, hỗ trợ điều trị viêm âm đạo hiệu quả. Không những thế, loại lá này còn trị ngứa, khử mùi hôi và làm khô thoáng vùng kín, rất thích hợp dùng để vệ sinh và ngăn ngừa các tình trạng viêm nhiễm.

Cách chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không

Viêm nhiễm phụ khoa chữa bằng lá trầu không mang đến hiệu quả tốt nếu bạn áp dụng đúng cách. Có 2 cách chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không điển hình sau đây:

Cách chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không
Cách chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không

1. Vệ sinh bằng nước lá trầu không

Đây là phương pháp đơn giản nhất để chữa bệnh phụ khoa bằng lá trầu không. Với cách này, bạn thực hiện như sau:

– Chuẩn bị 5 – 7 lá trầu không, đem rửa sạch, vò nát rồi cho vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước trong 15 phút

– Sau đó, thêm nước lạnh vào nồi, hòa cho ấm rồi dùng nước này để vệ sinh vùng kín

– Khi vệ sinh xong, bạn dùng khăn mềm lau khô cơ thể

– Thực hiện phương pháp 2 – 3 lần/tuần.

2. Xông vùng kín bằng lá trầu không

Ngoài rửa vùng kín bằng lá trầu không, bạn cũng có thể chữa viêm âm đạo bằng cách xông hơi vùng kín. Hơi nước bốc lên sẽ thấm vào các vùng bị viêm bên trong âm đạo, hỗ trợ giảm viêm ngứa và đánh bay mùi hôi khó chịu.

Cách thực hiện như sau:

– Chuẩn bị 5 – 10 lá trầu không, rửa sạch, cho vào 2 lít nước đun sôi trong 15 phút

– Khi nước sôi, thêm một ít muối vào khuấy đều cho tan hết

– Đổ nước lá ra chậu nhỏ và dùng nó để xông hơi vùng kín. Thời gian xông khoảng 10 phút.

– Sau khi nước nguội, bạn lấy nước này để rửa bên ngoài vùng kín.

– Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/tuần cho đến khi bệnh khỏi hẳn.

Lưu ý khi chữa bệnh âm đạo bằng lá trầu không

 

Chữa viêm nhiễm phụ khoa bằng lá trầu không là phương pháp hiệu quả và được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, nó chỉ phù hợp với trường hợp viêm âm đạo nhẹ. Bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cách chữa phù hợp và hiệu quả nhất.

Lưu ý khi chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không
Lưu ý khi chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không

Một số lưu ý khác bạn cần nắm:

– Không ngâm vùng kín hoặc thụt rửa âm đạo bằng nước lá trầu không. Điều này sẽ tạo cơ hội để vi khuẩn di chuyển ngược vào âm đạo, khiến bệnh không thuyên giảm mà còn viêm nhiễm nặng hơn.

– Không lạm dụng các bài thuốc dân gian chữa viêm nhiễm phụ khoa bằng lá trầu không. Những phương pháp trên chỉ nên áp dụng từ 2 – 3 lần mỗi tuần.

– Lựa chọn lá trầu không sạch, không thuốc trừ sâu và hóa chất. Đồng thời luôn rửa sạch lá trước khi dùng

– Chỉ dùng nước lá đã đun để vệ sinh vùng kín trong ngày, không để qua ngày hôm sau

– Luôn kiểm tra nhiệt độ nước lá trước khi rửa. Giúp bạn đảm bảo nước không quá nóng gây tổn thương vùng kín.

Chữa viêm âm đạo bằng lá trầu là phương pháp trị viêm nhiễm phụ khoa được áp dụng rộng rãi. Hiệu quả của phương pháp này sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người. Khi chữa tại nhà nhưng các triệu chứng không thuyên giảm  bạn cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám càng sớm càng tốt.