tìm kiếm:

Trang chủ / / / Bài viết

Chậm kinh là gì? Nguyên nhân và cách chữa không nên bỏ qua

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on reddit
Share on pinterest

Hiện tượng kinh nguyệt thường xuyên “trễ hẹn” không còn hiếm gặp, nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân gây nên hiện tượng này, ảnh hưởng của nó như thế nào để có thể tìm ra cách chữa kịp thời. Chính vì vậy trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho chị đầy đủ nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách chữa chậm kinh, giúp kinh nguyệt đều như vắt chanh không còn trễ hẹn như trước.

Chậm kinh nguyệt là gì?

Chậm kinh – Trễ kinh là một biểu hiện bất thường của chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Đây là hiện tượng đã đến ngày kinh nhưng kinh nguyệt không xuất hiện. Thông thường nếu  quá 35 ngày kể từ ngày xuất hiện kinh nguyệt đầu tiên ở chu kỳ trước đó mà chị em chưa thấy xuất hiện lại chu kỳ kinh nguyệt thì được gọi là chậm kinh.

Nếu sau 3 chu kỳ mà chị em chưa thấy kinh nguyệt xuất hiện thì sẽ được liệt vào vô kinh.

Nguy cơ mắc phải bệnh lý

Đối tượng thường mắc phải tình trạng trễ kinh

Phụ nữ nào đã từng có kinh nguyệt thì đều có nguy cơ mắc phải bệnh lý này. Tuy nhiên các yếu tố ngoài môi trường có thể làm nguy cơ mắc phải tăng cao hơn. Chị em có thể phòng tránh bằng cách giảm thiểu các tác nhân gây lên hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng trễ kinh

Một số yếu tố làm tăng khả năng mắc phải tình trạng trễ kinh gồm có:

  • Lây từ người trong gia đình: Nếu mẹ của bạn hoặc người phụ nữ trong gia đình có tiền sử trễ kinh thì nguy cơ mắc phải vấn đề này tương đối cao.
  • Rối loạn ăn uống: Nếu chị em không có một chế độ ăn uống hợp lý mà ăn vô độ thì nguy cơ cao sẽ mắc phải tình trạng này.
  • Chế độ thể dục, thể thao: Nếu chị em đang trong giai đoạn luyện tập thể dục, thể thao nghiêm ngặt cũng có thể làm tăng cơ hội mắc phải tình trạng chậm kinh.

Ảnh hưởng từ việc bị chậm kinh

Chậm kinh ở nữ giới gây nên rất nhiều phiền toái đến cuộc sống cá nhân. Nguy hiểm hơn là có nhiều trường hợp có thể ảnh hưởng đến tính mạng con người.

  • Ảnh hưởng đến cuộc sống: Chậm kinh khiến chị em không đoán được ngày kinh nguyệt đến, tình trạng này gây nên tâm lý bất ổn, lúc nào cũng lo lắng xem hôm nay có phải ngày ra không. Ngoài ra việc này cũng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, công việc và chuyện phòng the…
  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Việc trễ kinh khiến cho chị em luôn luôn cảm thấy mệt mỏi, stress, lo lắng… 
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản: Nếu nguyên nhân gây nên chậm kinh là bệnh về phụ khoa thì khá là phức tạp. Nếu không phát hiện kịp thời có thể dẫn đến vô sinh – hiếm muộn ở phụ nữ.

Nguyên nhân gây chậm kinh

Chậm kinh thường khiến chị em lo sợ mình đã có thai. Nhưng trên thực tế thì không phải hoàn toàn như vậy, không phải cứ chậm kinh là sẽ có thai. Chậm kinh phản ánh 1 phần nào đó sức khỏe của chị em. Vậy chậm kinh nguyên nhân từ đâu?

Các chuyên gia của chúng tôi đã chỉ ra 12 nguyên nhân gây chậm kinh có thể kể đến như:

Dấu hiệu mang thai

mang-thai

Đây là nguyên nhân đầu tiên phải kể đến. Thông thường, 1 chu kỳ kinh nguyệt lớp niêm mạc phía bên trong tử cung sẽ dày dần lên tạo điều kiện thuận lợi cho trứng thụ tinh vào làm tổ. Nếu trứng và tinh trùng không gặp nhau, quas trình thụ thai không bắt đầu, cơ thể sẽ tự loại bỏ lớp niêm mạc này tạo ra chu kỳ kinh nguyệt và 1 chu kỳ kinh nguyệt mới lại bắt đầu. Ngược lại nếu trứng gặp tinh trùng và thụ thai thì sẽ vào lớp niêm mạc tử cung để làm tổ, quá trình bong tróc lớp niêm mạc tử cung này không xảy ra khiến kinh nguyệt không còn ghé thăm nữa. Đây cũng chính là lý do tại sao trong quá trình phụ nữ mang thai không xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt nữa.

Giảm cân quá mức

Thường xảy ra với chị em cần giảm cân cấp tốc, ăn kiêng giữ dáng. Quá trình giảm cân đột ngột có thể sẽ khiến cơ thể không kịp thích nghi gây chậm kinh. Bởi trong 1 chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể cần sản xuất đủ lượng estrogen 1 loại hormone nữ giúp xây dựng lớp niêm mạc tử cung hình thành chu kỳ kinh nguyệt. Việc giảm cân quá đột ngột sẽ khiến cơ thể không kịp thích nghi. Khi lượng mỡ trong cơ thể dưới 22%, não bộ sẽ tự động ra lệnh cho vùng dưới đồi ngừng tiết estrogen khiến cơ thể thiếu estrogen trầm trọng gây nên hiện tượng chậm kinh. Nếu không được khắc phục kịp thời việc giảm cân quá mức này có thể sẽ không xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt nữa.

Chính vì vậy các bác sĩ khuyên chị em nếu muốn giảm cân cần có 1 chế độ khoa học, giảm cân từ từ, tránh các biện pháp giảm cân cấp tốc, sử dụng các thuốc giảm cân không rõ ràng. Tốt nhất chị em nên tham khảo ý kiến của các các sĩ khi tiến hành giảm cân.

Tăng cân đột ngột

nếu giảm cân đột ngột gây thiếu hụt estrogen thì việc tăng cân đột ngột lại khiến cơ thể sản xuất quá nhiều estrogen làm cho lớp nội mạc tử cung phát triển nhanh quá mức, không ổn định cũng dẫn đến hiện tượng rong kinh.

Vận động quá sức

Theo khảo sát, các vận động viên marathon, vũ công bale, những vận động viên tập thể hình… thường bị trễ kinh. Điều này cho thấy việc vận động quá sức cũng là một nguyên nhân gây chậm kinh

Tập thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe và giữ dáng, nhưng chị em không nên quá lạm dụng phương pháp này. Chị em nên tập luyện hợp lý kết hợp với ăn uống hợp lý để có sức khỏe tốt, vóc dáng đẹp và đặc biệt giúp chu kỳ kinh đều như “vắt chanh”.

Stress

stress

Stress trong 1 thời gian dài khiến vùng dưới đồi – nơi tiết estrogen giúp hình thành chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng sẽ làm chị em bị chậm kinh.

Vì vậy, chị em cần hạn chế tối đa những căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày, luôn tập cho mình lối sống lạc quan, suy nghĩ tích cực, có thể thường xuyên đi shopping, chia sẻ với bạn bè và người thân những vấn đề phiền muộn giúp giải tỏa tâm lý. Chỉ khi stress kết thúc cơ thể mới lấy lại được trạng thái cân bằng, lấy lại chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.

Tác dụng phụ của thuốc

Nếu bạn vừa phải uống 1 số loại thuốc mới và hiện tượng chậm kinh kéo tới thì có thể do tác dụng của thuốc. Có 1 số nhóm thuốc có thể gây chậm kinh như: thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai, các thuốc dùng trong hóa trị…

Sử dụng chất kích thích

Một số chất kích thích tiêu biểu có thể kể đến như: rượu, bia, cafe, thuốc lá… chính là nguyên nhân khiến cho tình trạng kinh nguyệt “lỡ hẹn” lâu hơn. 

Theo các nghiên cứu cho thấy, chất nicotin có trong thuốc lá sẽ tác động xấu đến các cơ quan vùng chậu làm giảm lượng oxy phân phối trong xương chậu và ảnh hưởng trực tiếp đến lớp niêm mạc tử cung. Nếu hút thuốc lá quá nhiều chất Nicotin còn xâm nhập vào phía trong vòi trứng có thể dẫn đến vô sinh.

Mãn kinh sớm

Khi phụ nữ mất kinh nguyệt trên 12 tháng thì được gọi là mãn kinh. Độ tuổi mãn kinh trung bình ở Việt Nam là 50 tuổi, nếu hiện tượng mất kinh nguyệt xảy ra trước đó được gọi là mãn kinh sớm.

Mắc các bệnh phụ khoa

benh-phu-khoa

Một số bệnh phụ khoa như: viêm lộ tuyến tử cung, viêm nhiễm phụ khoa, polyp buồng trứng, suy buồng trứng, u xơ tử cung… cũng khiến chị em bị chậm kinh.

Buồng trứng đa nang

Buồng trứng đa nang là hiện tượng 1 buồng trứng xuất hiện nhiều nang nhỏ. Bệnh này khiến quá trình rụng trứng khó xảy ra.

Hội trứng đa nang gây ảnh hưởng đến hormone giúp giải phóng trứng và là tác nhân xấu với chức năng sinh sản của chị em.

Tuyến giáp

Tuyến giáp là bộ phận điều tiết lượng hormone, điều chỉnh sự tương tác cũng như trao đổi chất trong cơ thể. Chính vì vậy khi tuyến giáp bị ảnh hưởng như bị suy giáp, nhược giáp, cường giáp thì đều làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Rối loạn nội tiết tố nữ

Có thể nói rối loạn nội tiết tố nữ là nguyên nhân sâu xa, là cội nguồn của bệnh chậm kinh. Cụ thể, nội tiết tố nữ bị rối loạn sẽ khiến hoạt động của vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng đều hoạt động sai lệch gây rối loạn kinh nguyệt.

Dấu hiệu nhận biết hiện tượng trễ kinh

Nếu kinh nguyệt không đến so với dự kiến, có thể bạn đang mang thai hoặc cơ thể bị rối loạn nội tiết tố. Để nhận biết được hiện tượng trễ kinh mọi người có thể dựa vào một số dấu hiệu điển hình như sau:

  • Chảy máu: Thông thường ngày đầu kinh nguyệt sẽ không ra máu, lượng máu tăng dần vào các ngày tiếp theo. Đối với những người chậm kinh, kinh nguyệt sẽ sẽ không xuất hiện trước hoặc sau.
  • Chuột rút: Trước ngày hành kinh các bạn có thể bị chuột rút trước 1-2 ngày, Đồng thời với chuột rút các bạn sẽ có cảm giác đau âm ỉ tại vùng bụng dưới.

Cách khắc phục chậm kinh

Đối với những người có kinh nguyệt không đều, họ đều suy nghĩ đó là vấn đề bình thường nhưng để lâu như vậy sẽ không tốt cho sức khỏe của mọi người. Nếu bạn bị chậm kinh thì tốt nhất nên đến bác sĩ để khám và được chữa trị kịp thời, ngoài việc đi đến bác sĩ mọi người cũng nên tìm một số cách để chữa chậm kinh. Sau đây là một số cách có thể giúp bạn chữa trị chậm kinh hiệu quả.

  • Thay đổi thói quen sinh hoạt: bạn có biết rằng thói quen sinh hoạt ảnh hưởng rất nhiều đối với tình trạng kinh nguyệt không đều, chính vì vậy mọi người nên có chế độ sinh hoạt hợp lý tránh thức khuya, sử dụng các đồ kích thích, thực phẩm nhiều giàu mỡ và nóng, các đồ uống có ga. Mọi người nên ăn nhiều rau xanh đậm, uống đủ nước mỗi ngày, ngủ sớm để cải thiện tình trạng chậm kinh.
  • Sắp xếp công việc linh hoạt: vấn đề công nghiệp cũng là nguyên nhân chính khiến chị em chậm kinh kéo dài. Mọi người nên sắp xếp công việc một cách khoa học để không bị stress, căng thẳng… Giúp cải thiện chậm kinh kéo dài.
  • Tập thể dục, thể thao: theo các chuyên gia cho biết thể dục, thể thao sẽ giúp khắc phục chậm kinh. Chính vì thế mọi người hãy tập thể thao hàng ngày.
  • Một trong các yếu tố gây nên chậm kinh là do tác dụng phụ của thuốc. Ở trường hợp này mọi người nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
  • Khám phụ khoa định kỳ: việc làm này sẽ giúp chị em phát hiện nay nguyên nhân trễ kinh sớm nhất từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Ngoài ra khám phụ khoa định kỳ để phát hiện và điều trị các bệnh về phụ khoa khác.
  • Sử dụng các loại thuốc bổ, thực phẩm tốt cho kinh nguyệt: bạn có thể sử dụng rau diếp cá, nha đam, vừng, mè, đinh lăng…

Trên đây là một số cách chữa chậm kinh nguyệt hiệu quả tại nhà. Nếu chị em bị trễ kinh nhiều ngày hoặc vài tháng thì nên đến gặp bác sĩ để được điều trị.

Tại sao chậm kinh mà không có thai ?

Chậm kinh nếu đã test thử qua que thử thai nhiều lần nhưng không thấy báo hiệu có thai thì có thể chị em đã bị rối loạn kinh nguyệt. Tuy nhiên có thể có 1 tỷ lệ nhỏ que test thử thai bị hỏng. Chính vì vậy chị em cần đi khám bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cách chữa chậm kinh kịp thời.

Bị trễ kinh nên uống gì ?

Theo như các bác sĩ phụ khoa việc chậm kinh có rất nhiều nguyên nhân, vấn đề chậm kinh như vậy có thể là dấu hiệu bình thường nhưng đôi khi nó lại là một vấn đề khác. Vậy khi chậm kinh nên uống gì sẽ được các bác sĩ giải thích ở bên dưới.

Bị trễ kinh nhưng không có thai nên uống gì?

Chị em chậm kinh nhưng không có thai nguyên nhân do thức khuya, stress, mệt mỏi … Vậy nên uống gì trong trường hợp này ?

Uống đủ nước mỗi ngày

Trung bình lượng nước mỗi người trên ngày là 2 lít, chị em không cần uống đủ 2 lít nước lọc mà có thể thay thế bằng canh, các loại nước uống khác.

Uống cao ích mẫu

Nếu chị em bị đau bụng do chậm kinh thì nên uống cao ích mẫu để giảm đau và có tác dụng điều chỉnh kinh nguyệt.

Uống nghệ

Trong nghệ có chứa Curcumin giúp làm giảm lưu lượng máu trong tử cung, có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, giúp chị em cải thiện tình trạng chậm kinh. chi em có thể uống sinh tố tinh bột nghệ, sinh tố bột nghệ cốt dừa,

Sữa đậu nành

Trong sữa đậu nành có rất nhiều vitamin A,C,B6, các loại khoáng chất khác như canxi, photpho, sắt … Ngoài ra trong sữa đậu nành còn chứa estrogen một loại dưỡng chất cân bằng nội tiết tố.

Các đồ uống từ rau, củ, quả

  • Củ cải: Trong củ cải có nhiều dưỡng chất Canxi, Sắt, Chất xơ… các Vitamin như C, B1, B2… và chắc chắn củ cải là đồ uống mà người bị trễ kinh nên uống
  • Lô hội: Cây lô hội có tác dụng làm đẹp ngoài ra chúng cũng là đồ uống của chị em nếu bị trễ kinh. Trong nha đam có chứa Vitamin A, C, E, và các loại khoáng chất khác giúp điều trị trễ kinh nguyệt.
  •  Carot: Nhắc tới đồ uống bằng rau, củ, quả thì không thể biết carot. Đây là một loại củ chứa rất nhiều vitamin và có tác dụng cải thiện tình trạng trễ kinh

Với những thông tin vừa kể trên, hy vọng các bạn đã có cái nhìn tổng quan nhất về nguyên nhân chậm kinh thường gặp ở phụ nữ. Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị triệt để.