tìm kiếm:

Chu kỳ kinh nguyệt là gì? Một số kiến thức chung về kinh nguyệt

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on reddit
Share on pinterest

Là phụ nữ hiện đại bạn đã hiểu rõ thế nào là chu kỳ kinh nguyệt cũng như những kiến thức chung về hiện tượng này hay chưa? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể hiểu thêm về cơ thể và chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn nhé.

Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Có nhiều tình trạng kinh nguyệt bất thường
Có nhiều tình trạng kinh nguyệt bất thường

Chu kỳ kinh nguyệt là sự lặp đi lặp lại của kinh nguyệt từ tháng này tới tháng kế tiếp. Thời gian của một chu kỳ được tính từ ngày đầu xuất hiện của tháng này tới ngày đầu xuất hiện của tháng kế tiếp. Thông thường chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ là từ 28-30 ngày.

Trong một chu kỳ kinh nguyệt sẽ diễn ra những hoạt động gồm: 

  • Hành kinh
  • Phát triển nang trứng
  • Làm dày nội mạc tử cung
  • Rụng trứng
  • Thoái hóa nội mạc trứng.

Ở mỗi phụ nữ, thời gian của chu kỳ kinh nguyệt là không giống nhau, muốn biết chính xác thì chúng ta cần phải quan sát nhiều tháng mới có thể tính được. Có một số phụ nữ, chu kỳ kinh kéo dài từ 40-45 ngày gọi là kinh thưa. Còn số khác chỉ dưới 21 ngày gọi là mau kinh. Thời gian hành kinh thường từ 3-4 ngày và tối đa không quá 7 ngày. Nếu thời gian hành kinh dài hơn 7 ngày là hiện tượng rong kinh. Hiện tượng này xuất hiện do tâm sinh lý, sinh hoạt hoặc do các bệnh phụ khoa gây ra.

Chu kì kinh nguyệt là gì?
Chu kì kinh nguyệt là gì?

Dấu hiệu của kinh nguyệt

Dấu hiệu của kinh nguyệt rất rõ ràng. Chị em phụ nữ sẽ thấy đau tức ngực, bầu ngực căng tròn hơn so với bình thường. Gần sát kì kinh hơn thì có dấu hiệu đau lưng, trướng bụng nhẹ, mệt mỏi,…

Có nhiều người đến tháng có cảm giác đau bụng, đau thắt lưng trong những ngày đầu. Có những chị em bị đau bụng dữ dội, ra mồ hôi, mặt mày tím tái hoặc nôn mửa, tiêu chảy. Đây là hiện tượng thống kinh, chị em nên đi khám để biết được nguyên nhân vì rất có thể bản thân đang bị nhiễm bệnh phụ khoa khá nguy hiểm.

Chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Vì vậy các chị em hãy chăm sóc, chiều chuộng bản thân khi “nàng dâu” ghé thăm. Nếu có hiện tượng bất thường hãy đến các cơ sở y tế để khám chữa.

Chuẩn bị gì cho chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên

Tuổi dậy thì là khi bạn bắt đầu có kinh nguyệt lần đầu, thông thường là từ 9 đến 15 tuổi. Tuy nhiên, nó có thể bắt đầu sớm hay muộn là phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: di truyền, chế độ dinh dưỡng, tâm lý, môi trường sống…Vẫn có một số trường hợp các bé gái có thể có kinh nguyệt sớm trước 9 tuổi hoặc muộn sau 15 tuổi. Trong trường hợp này, các phụ huynh hãy đưa con đi khám để đảm bảo sức khỏe cho bé.

Giáo dục giới tính

Giáo dục giới tính hiện nay được rất nhiều phụ huynh và trường học phổ cập tới học sinh. Vì thế các bạn đã có sẵn tâm lý và kiến thức biết về hiện tượng sẽ xảy ra ở tuổi dậy thì. Hãy thật thoải mái đón nhận hiện tượng sinh lý đặc trưng ở cơ thể nhé. Sẽ có những triệu chứng làm bạn bối rối, khó chịu nhưng sẽ dần quen khi hiện tượng này xuất hiện hàng tháng. Để tâm lý thoải mái, vận động nhẹ nhàng kết hợp với một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt hãy tránh xa các chất kích thích như rượu bia…hoặc cafein.

Nên giáo dục trẻ về chu kì kinh nguyệt từ sớm
Nên giáo dục trẻ về chu kì kinh nguyệt từ sớm

Khi bắt đầu kỳ đầu tiên, bạn hã y đánh dấu ngày xuất hiện và ngày kết thúc. Hãy Theo dõi liên tiếp như vậy trong những tháng sau để dễ dàng dự đoán ngày có kinh tiếp theo và phát hiện những bất thường xảy ra.

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường là mong muốn của các chị em phụ nữ. Tuy nhiên không phải chị em nào cũng có một chu kỳ kinh bình thường. Vì vậy, chị em hãy theo dõi biểu hiện của chu kỳ hàng tháng.