tìm kiếm:

Trang chủ / / Bài viết

Bạn nên chuẩn bị những điều cần biết trước khi mang thai?

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on reddit
Share on pinterest

Bạn đã sẵn sàng cho kế hoạch mang thai của mình? Tuy nhiên, mọi thứ còn quá mơ hồ và không biết cần chuẩn bị những gì trước khi mang thai. Đừng quá lo lắng về những băn khoăn này, chúng tôi sẽ giúp bạn chuẩn bị đầy đủ những điều cần biết trước khi mang thai qua bài viết sau.

Vì sao bạn phải chuẩn bị thật kỹ trước khi mang thai?

Có thể nói, chuẩn bị cho việc mang thai không phải là điều dễ dàng. Và càng khó khăn hơn khi bạn mang thai ngoài ý muốn khi chưa có kế hoạch. Những nỗi lo mang tên như tình trạng sức khỏe, vitamin bổ sung, sinh nở, trách nhiệm cha mẹ… bất cứ điều gì bạn làm như ăn uống, hút thuốc, tiếp xúc đều có thể gây hại đến em bé trong bụng. Vì thế, bạn nên trang bị những kiến thức thai sản, học cách chăm con, chia sẻ với bố mẹ, bạn bè… là những hoạt động bạn cần chuẩn bị trước khi mang thai.

Những điều cần biết trước khi mang thai

  1. Lên lịch khám sức khỏe và kiểm tra di truyền trước khi mang thai

Việc làm đầu tiên cần thiết nhất cho kế hoạch mang thai đó là đi khám tiền sản. Đây là những yếu tố làm ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh và mang thai trong tương lai. Đồng thời tránh được một số bất thường nhiễm sắc thể do các bệnh lý di truyền trong gia đình. Ngoài ra, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn nên ăn những gì? nên tập thể thao như thế nào? tiêm chủng ra sao? nên từ bỏ thói quen xấu nào? Từ đó, bác sĩ sẽ có hướng điều trị bệnh cũng như giúp tăng cơ hội mang thai cho bạn.

Tiếp theo, bạn nên khám tổng thể sức khỏe để hiểu hơn cơ thể mình có đang bị bệnh. Nếu trước đây bạn là người ít đi khám sức khỏe thì bác sĩ yêu cầu cụ thể như:

  • Làm xét nghiệm máu để tìm ra các chỉ số cao thấp nhằm cảnh báo và điều chỉnh cho bạn.
  • Khám phụ khoa (nếu cần thiết)
  • Xét nghiệm tiểu đường, hen xuyễn, huyết áp cao.
  • Xét nghiệm tế bào cổ tử cung để biết bạn có đang mắc các bệnh lây qua đường tình dục.
  • Xét nghiệm HIV, soi tuyến giáp….
  • Ngoài ra, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một bài kiểm tra di truyền. Điều này, để chắc chắn không ai trong hai vợ chồng mắc các bệnh lý nghiêm trọng về di truyền. Điển hình nhất là bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm. Nếu bạn bị rối loạn di truyền thì bé có thể gặp nhiều nguy hiểm sau khi sinh. Cách làm xét nghiệm này đơn giản, thông qua mẫu nước bọt hoặc mẫu máu của bạn.
nhung-dieu-can-biet-truoc-khi-mang-thai
Trước khi mang thai cần đi thăm khám và nhận sự tư vấn của bác sĩ.
  1. Tiêm phòng và loại bỏ những bệnh viêm nhiễm

Bạn nên bổ sung tiêm phòng bệnh sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, cúm mùa, viêm gan siêu vi B… Những bệnh này đều dễ gặp phải trong quá trình mang thai. Nếu trong quá trình mang thai bạn mắc phải những bệnh này thì nguy cơ phải bỏ em bé là khá lớn hoặc thai nhi bị dị tật. Vì vậy, mẹ nên tiêm phòng đầy đủ và hoàn tất trước 3 tháng chuẩn bị trước khi mang thai.

Không bỏ qua những bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs). Bạn cũng nên thăm khám và được chẩn đoán, điều trị từ bác sĩ trước khi mang thai. Một số bệnh như bệnh lậu, mấn chlamydia, giang mai và AIDS khiến bạn khó thụ thai hoặc gây sẩy thai.

  1. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Cơ thể phụ nữ chuẩn bị hay đang mang thai cần tích cực bổ sung nguồn dinh dưỡng thiết yếu. Điều này giúp phát triển, thay thế các mô bị hao mòn, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Hầu hết, các chất dinh dưỡng quan trọng cho bà bầu đều đến từ thực phẩm bạn sử dụng hằng ngày như canxi, axit folic, protein và sắt,…

Nếu bạn bị tiểu đường hoặc bệnh lý khác thì cũng nên thay đổi một chế độ ăn kiêng. Để chắc chắn bạn cần thảo luận với bác sĩ để xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất, vitamin đảm bảo cho sức khỏe mẹ và bé.

  1. Bổ sung axit folic trước khi mang thai

Việc bổ sung axit folic là bước quan trọng để chuẩn bị trước khi mang thai nhưng không nhiều chị em để ý đến.Bởi,  trong thời gian thụ thai 3-4 tuần đầu, thai nhi không được nhận đủ lượng axit folic sẽ gặp phải những vấn đề về dị tật ống thần kinh, gây nghiêm trọng về não và bé phát triển không bình thường.

Đối với phụ nữ mang thai cần khoảng 0,4 mg axit folic mỗi ngày. Bạn có thể dùng một số loại vitamin theo chỉ dẫn. Hay đơn giản hơn là bổ sung trong bữa ăn nhiều rau xanh, hoa quả, ăn ngũ cốc…

nhung-dieu-can-biet-truoc-khi-mang-thai
Acid folic giúp thai nhi tránh được nhiều di tật
  1. Chuẩn bị tâm lý tốt

Có thể bạn không biết, nhưng tâm lý quyết định khá nhiều đến việc thụ thai nhanh hay chậm. Đôi khi bạn sẽ cảm thấy lo lắng, buồn, chán nản, vội vàng, căng thẳng… Điều này xảy ra rất nhiều ở các cặp vợ chồng hiếm muộn, mong muốn có con nhanh chóng. Giải pháp tốt nhất là thả lỏng cơ thể, chuẩn bị tâm lý tốt, thoải mái để việc thụ thai trở nên tự nhiên hơn. Ngoài ra, bạn có thể chia sẻ với người bạn đời, người thân trong gia đình, chuyên gia tâm lý, tập luyện yoga… để giảm thiểu đi những căng thẳng, mệt mỏi hằng ngày.

  1. Thừa cân có ảnh hưởng như thế nào khi mang thai

Sự thật rằng bạn sẽ dễ dàng thụ thai hơn nếu có cân nặng phù hợp hay không thừa cân. Điều này được xác định dễ dàng thông qua chỉ số khối cơ thể (BMI). Phụ nữ có chỉ số BMI cao sẽ dễ gặp nhiều biến chứng trong thời gian mang thai và trong khi sinh.

Một số biến chứng có thể xảy ra khi thừa cân như huyết áp cao, tiền sản giật, sinh non và tiểu đường thai kỳ… Hơn nữa, béo phì khi mang thai có thể gây nhiều nguy cơ cho em bé như:

  • Hội chứng Macrosomia- em bé lớn hơn bình thường xảy ra.
  • Tăng nguy cơ chấn thương khi bạn sinh thường hoặc sinh mổ và còn gây hạ đường huyết sơ sinh
  • Tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi, đặc biệt là những dị tật ở bộ phận sinh dục, hệ tiêu hóa và thần kinh.
  • Việc tích tụ lượng mỡ lớn ở thành bụng sẽ gây khó khăn hơn cho bác sĩ trong việc theo dõi thai nhi.

Những người có chỉ số BMI cũng mang nhiều rủi ro khi mang thai như:

  • Tăng nguy cơ sinh non hoặc sinh em bé nhẹ cân.
  • Em bé có nguy cơ gặp các vấn đề trong quá trình chuyển dạ. Đặc biệt, ảnh hưởng tới sức khỏe và hành vi lâu dài trong suốt cuộc đời.

Lời khuyên cho những bạn thừa cân

Bạn cần kiểm soát lượng calo mỗi ngày qua chế độ ăn uống và hoạt động thể chất nhiều hơn. Đầu tiên, hãy cắt bỏ lượng calo tiêu thụ bằng thực phẩm và rèn luyện thể thao. Bên cạnh đó, xây dựng lối sống lành mạnh như ăn ngủ nghỉ đúng giờ, uống nhiều nước. Bạn cũng có thể nhờ đến tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng để có thể kiểm soát được cơ thể mình.

  1. Ngừng uống thuốc tránh thai

Nếu kế hoạch chuẩn bị trước khi mang thai đã được vạch rõ thì bạn nên ngừng uống thuốc tránh thai hằng ngày. Chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể khác so với ban đầu khi bạn sử dụng thuốc tránh thai. Việc ngưng sử dụng thuốc này sẽ đưa cơ thể dần trở về trạng thái ban đầu và chu kỳ kinh nguyệt ổn định trở lại.

  1. Tìm hiểu kỹ ngày rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt

Để thụ thai, bạn cần theo dõi chu kỳ kinh nguyệt có đều đặn không? Thời gian một chu kỳ kinh nguyệt của bạn khoảng bao nhiêu ngày? Bạn nên tìm hiểu cách tính ngày rụng trứng và những ngày dễ thụ thai nhất. Bằng cách ghi lại và tính những ngày mình xuất hiện “đèn đỏ” hàng tháng. Ngoài ra, ngày rụng trứng của bạn còn dựa vào nhiệt độ cơ thể và chất nhầy cổ tử cung.

Hãy theo dõi các dấu hiệu này thường xuyên để xác định chính xác thời gian chính xác rụng trứng. Điều này thực sự cần thiết và chúng quyết định gần như toàn bộ đến việc thụ thai của bạn.

  1. Chuẩn bị tài chính

Nếu bạn có ý định mang thai thì hãy lên một kế hoạch chi tiêu tài chính chi tiết. Vấn đề này được đánh giá quan trọng không kém những bước chuẩn bị trên. Đầu tiên hãy trang bị cho bản thân về bảo hiểm (khi khám có được chi trả không?) Tùy theo kinh tế mỗi gia đình mà bạn lựa chọn bệnh viện, phòng khám sản phụ khoa phù hợp nhất.

nhung-dieu-can-biet-truoc-khi-mang-thai
Tài chính là vấn đề vô cùng quan trọng cần được lên chi tiết trước khi mang thai.
  1. Thay đổi thói quen xấu

Những thói quen như hút thuốc lá, rượu bia, caffeine, sử dụng các chất kích thích… đều có thể gây hại cho bạn và em bé, thậm chí có thể sẩy thai. Nếu bạn đang có thói quen xấu trên thì có thể tìm tới bác sĩ để được trợ giúp từ bỏ càng nhanh càng tốt.

Cụ thể, hút thuốc có thể khiến sẩy thai, xuất huyết, con bị sinh non, nhẹ cân, chậm phát triển. Đồng thời, những hội chứng đột tử trẻ sơ sinh mà không rõ nguyên nhân cũng có thể xảy ra.

Uống rượu trước khi mang thai cũng khiến việc thụ thai khó khăn hơn. Trong khi mang thai thì có thể gây ra hội chứng thai nhi nghiện rượu. Thậm chí có thể dẫn đến khuyết tật bẩm sinh bao gồm các vấn đề về tâm thần, tăng trưởng chậm, khiếm khuyết khuôn mặt và đầu quá nhỏ… Hiện vẫn chưa có chính xác lượng uống bao nhiêu sẽ gây ra những hội chứng này. Vì thế, các mẹ cứ tránh uống rượu hoàn toàn trước và khi bạn mang thai là tốt nhất.

Mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hay điều trị y khoa

Hãy chắc chắn rằng, bạn đã bổ sung đầy đủ kiến thức về những điều cần biết trước khi mang thai. Điều này, sẽ giúp cuộc hành trình thụ thai và mang thai trở nên an toàn và thú vị hơn. Mọi thông tin cần tư vấn thêm các mẹ có thể liên hệ với chúng tôi.