tìm kiếm:

Trang chủ / / Bài viết

Dấu hiệu tiền mãn kinh là gì? Làm sao để giảm nhẹ sự khó chịu?

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on reddit
Share on pinterest

Nhiều phụ nữ nghĩ về giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh như một khoảng thời gian mệt mỏi và khó chịu. Thế nhưng, dẫu cho có sự thay đổi của nội tiết tố thì hầu như các triệu chứng, dấu hiệu tiền mãn kinh cũng không khó kiểm soát như bạn nghĩ.

Bạn đã đến độ tuổi tiền mãn kinh và cảm nhận được một vài rối loạn đang xảy ra trong thời gian gần đây? Đừng bỏ qua những thông tin hữu ích trong bài viết sau để biết cách vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng nhé!

Tiền mãn kinh là gì? Khi nào bạn sẽ trải qua tiền mãn kinh?

Tiền mãn kinh là gì? Khi nào bạn sẽ trải qua tiền mãn kinh?
Tiền mãn kinh là gì? Khi nào bạn sẽ trải qua tiền mãn kinh?

Tiền mãn kinh là gì? Tiền mãn kinh là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa, đánh dấu sự kết thúc của độ tuổi sinh sản. Các chuyên gia đã định nghĩa một cách dễ hiểu rằng trước khi buồng trứng của bạn ngừng hoạt động, quá trình này sẽ cần thời gian và khoảng thời gian đó được gọi là tiền mãn kinh.

Giai đoạn tiền mãn kinh thường kéo dài trung bình khoảng 4 năm nhưng một số trường hợp có thể ngắn hơn, chỉ diễn ra trong vài tháng. Nồng độ estrogen trong cơ thể sẽ tăng giảm bất thường trong giai đoạn này gây ra nhiều triệu chứng khó chịu khác nhau. Cuối cùng, khi đã trải qua 12 tháng liên tục không có kinh nguyệt thì bạn sẽ chính thức bước sang tuổi mãn kinh.

Khi nào bạn bước vào thời kỳ tiền mãn kinh? Độ tuổi tiền mãn kinh là khác nhau ở mỗi người. Thông thường, tiền mãn kinh xảy ra trong khoảng độ tuổi 45-55 đối với hầu hết phụ nữ. Thế nhưng, một số chị em đã có thể nhận thấy những dấu hiệu tiền mãn kinh sớm hơn, từ giữa tuổi 30. Ngoài ra, một yếu tố thú vị giúp bạn dự đoán độ tuổi tiền mãn kinh của mình. Đó chính là dựa vào độ tuổi mà mẹ của bạn đã bước vào thời kỳ mãn kinh.

Dấu hiệu tiền mãn kinh đầu tiên là gì?

 

Dấu hiệu tiền mãn kinh đầu tiên dễ nhận biết nhất đó chính là kinh nguyệt không đều vào khoảng 45 tuổi. Do sự thay đổi của nội tiết tố nữ mà chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể kéo dài đến 35 ngày hoặc ngắn hơn chỉ còn 21 ngày. Ngoài ra, một số chị em có thể mất kinh vài tháng liên tục sau đó hành kinh trở lại nhiều hơn.

Họ sẽ trải qua thời kỳ tiền mãn kinh một cách nhẹ nhàng và không có gì đáng chú ý. Tuy nhiên, một số chị em vẫn có thể gặp nhiều triệu chứng gây khó chịu khác ngoài rối loạn kinh nguyệt. Nguyên nhân là vì nồng độ estrogen đang giảm đi đáng kể. Cơ thể của bạn phải tự điều chỉnh để hoạt động với lượng hormone ít hơn. Điều này có thể gây ra một vài triệu chứng giống với thời kỳ mãn kinh, bao gồm:

  • Các cơn bốc hỏa, nóng bừng
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Khó ngủ
  • Khô âm đạo
  • Khó nhịn tiểu
  • Rụng tóc
  • Cảm thấy cáu kỉnh, lo lắng hoặc chán nản.
Dấu hiệu tiền mãn kinh đầu tiên là gì?
Dấu hiệu tiền mãn kinh đầu tiên là gì?

Trong đó, khoảng 80% phụ nữ sẽ trải qua các hình thức bốc hỏa khác nhau. Đặc biệt, là trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh. Cơn bốc hỏa xảy ra do não của bạn gặp khó khăn trong việc điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Đây là một phản ứng phổ biến khi nồng độ estrogen đang sụt giảm. Bạn sẽ đột nhiên cảm thấy nóng nực và đổ mồ hôi một cách khó chịu. Đặc biệt là đổ mồ hôi vào ban đêm.

Làm thế nào để giảm nhẹ các triệu chứng tiền mãn kinh?

Làm thế nào để giảm nhẹ các triệu chứng tiền mãn kinh?
Làm thế nào để giảm nhẹ các triệu chứng tiền mãn kinh?

Thông thường, tiền mãn kinh là một quá trình chuyển đổi từ từ. Từ đó, không có xét nghiệm cụ thể nào chẩn đoán điều gì đang xảy ra. Tuy nhiên, một số phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh vẫn có thể cần đi khám và điều trị nếu gặp một số vấn đề nghiêm trọng như sau:

  • Chảy máu nhiều khi hành kinh, bạn phải thay băng vệ sinh liên tục mỗi giờ.
  • Hành kinh kéo dài hơn 7 ngày.
  • Chảy máu bất thường giữa các chu kỳ kinh nguyệt.
  • Chu kỳ kinh của bạn quá ngắn, mỗi chu kỳ diễn ra cách nhau dưới 21 ngày.
  • Bạn gặp các vấn đề rối loạn tâm lý, chẳng hạn như trầm cảm.

Bác sĩ có thể giúp bạn lập các kế hoạch điều trị như chế độ ăn uống. Kế hoạch tập thể dục, tư vấn tâm lý… Có thể hướng dẫn bạn dùng thuốc nội tiết để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.

Lưu ý:

Ngược lại, nếu các triệu chứng, dấu hiệu tiền mãn kinh chỉ diễn ra nhẹ nhàng. Chị em có thể thay đổi lối sống để giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu, chẳng hạn như:

  • Tập yoga
  • Thiền
  • Tập thể thể dục thường xuyên
  • Giảm cân nếu cần thiết
  • Tập cai thuốc lá (nếu có hút)
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia
  • Chế độ ăn đa dạng các loại thực phẩm, đủ chất, uống nhiều nước.

Tiền mãn kinh và mãn kinh là các giai đoạn mà phụ nữ nào cũng trải qua. Yên tâm là hầu hết các triệu chứng, dấu hiệu sẽ không gây cản trở cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, nếu cảm thấy lo lắng hoặc muốn tìm hiểu thêm về việc chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn này để giúp bản thân luôn trẻ trung và tràn đầy sức sống thì bạn hãy tìm đến sự tư vấn của bác sĩ nhé!