tìm kiếm:

Trang chủ / / / Bài viết

Khám phụ khoa giúp chị em đảm bảo sức khỏe hơn

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on reddit
Share on pinterest

Khám phụ khoa định kỳ là cách quan trọng để phụ nữ tầm soát các dấu hiệu bệnh và cập nhật thông tin về sức khỏe dành riêng cho phụ nữ.

Vậy khám phụ khoa như thế nào và có những xét nghiệm nào bạn nên thực hiện?Vậy khám phụ khoa như thế nào và có những xét nghiệm nào bạn nên thực hiện?
Vậy khám phụ khoa như thế nào và có những xét nghiệm nào bạn nên thực hiện?

1. Chi tiết các hình thức khám phụ khoa như thế nào?

Bác sĩ khuyến khích phụ nữ khám phụ khoa nên thực hiện các xét nghiệm sau:

1. Xét nghiệm PAP

Xét nghiệm PAP (hay xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung) được thực hiện để tầm soát bệnh ung thư cổ tử cung. Bác sĩ chẩn đoán bệnh bằng cách thu thập và kiểm tra các tế bào ở khu vực cổ tử cung.

Bạn có thể bắt đầu thực hiện xét nghiệm ở tuổi 21, không quan trọng là bạn đã quan hệ tình dục hay chưa. Phụ nữ nên đi kiểm tra 3 năm/lần hoặc kết hợp làm 2 xét nghiệm PAP và HIV 5 năm/lần.

Không có độ tuổi ấn định để dừng việc xét nghiệm PAP, mặc dù phụ nữ từ 66 tuổi có thể ngừng thực hiện vì họ ít có nguy cơ bị bệnh hơn.

Để việc khám phụ khoa thu được kết quả tốt nhất, bạn nên tránh xét nghiệm khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó, hạn chế thụt rửa, kem bôi âm đạo và quan hệ tình dục 48 giờ trước khi kiểm tra.

Lưu ý khi chuẩn bị cho buổi khám phụ khoa
Lưu ý khi chuẩn bị cho buổi khám phụ khoa

2. Xét nghiệm bệnh tình dục (STDs) thường xuyên

Đây là xét nghiệm sàng lọc được thực hiện để phát hiện các bệnh tình dục tiềm ẩn. Loại và tần suất xét nghiệm được khuyến nghị tùy thuộc vào độ tuổi của phụ nữ, các yếu tố nguy cơ cá nhân và tiền sử gia đình.

Phụ nữ nên tầm soát HIV ít nhất 1 lần trong đời. Ngoài ra, bạn cũng nên tầm soát các các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như giang mai, trichomonas, HSV, viêm gan siêu vi dựa trên các yếu tố nguy cơ.

Hầu hết các bệnh tình dục có thể được điều trị dễ dàng bằng thuốc. Đối với các bệnh không thể chữa, thường sẽ có phương thức điều trị phù hợp để giúp bạn kiểm soát các triệu chứng cũng như làm giảm nguy cơ lan truyền căn bệnh này sang những người khác.

3. Xét nghiệm chlamydia và bệnh lậu khi khám phụ khoa như thế nào?

Các tình trạng nhiễm trùng này có thể dẫn đến các bệnh viêm ở vùng tiểu khung. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến vô sinh. Vì vậy, phụ nữ dưới 25 tuổi nên đi kiểm tra đều đặn. Phụ nữ trên 25 tuổi nên đi kiểm tra nếu họ có nhiều bạn tình.

4. Xét nghiệm viêm gan C

Hầu hết những người bị nhiễm vi rút viêm gan C sẽ phát triển thành  mãn tính. Nếu không được điều trị, viêm gan C mãn tính có thể gây ra các vấn đề sức khỏe. Nghiêm trọng như tổn thương gan, xơ gan, ung thư gan và thậm chí tử vong.

Bạn có thể mắc bệnh mà không có biểu hiện bệnh nào. Vì vậy, xét nghiệm là cách duy nhất để biết bạn có bị viêm gan C hay không. Xét nghiệm viêm gan C nên được thực hiện 1 lần. Ngoài ra trong mỗi lần mang thai của phụ nữ.

Hầu hết những người bị nhiễm vi rút viêm gan C sẽ phát triển thành  mãn tính
Hầu hết những người bị nhiễm vi rút viêm gan C sẽ phát triển thành  mãn tính

5. Khám phụ khoa như thế nào khi thăm khám tuyến vú

Việc chủ động thăm khám lâm sàng tuyến vú hàng năm và chụp nhũ ảnh giúp sàng lọc ung thư vú, hỗ trợ phát hiện sớm các triệu chứng và đem lại kết quả điều trị tốt hơn.

Chỉ định chụp nhũ ảnh định kỳ mỗi năm 1 lần đối với phụ nữ từ 40 tuổi trở lên . Vì ở lứa tuổi này, nguy cơ ung thư vú cao hơn, mô tuyến vú cũng thoái hóa dần. Điều này thuận lợi cho việc chụp và đọc kết quả nhũ ảnh.

Phòng bệnh luôn tốt hơn là chữa bệnh. Vì vậy, chị em nên xét nghiệm và thực hiện khám định kỳ để bảo vệ sức khỏe .