tìm kiếm:

Miếng dán tránh thai là gì? Cách sử dụng khoa học nhất

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on reddit
Share on pinterest

Hiện nay nhiều chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ lựa chọn miếng dán tránh thai. Đây là một biện pháp tránh thai tạm thời nhưng vẫn mang lại hiệu quả khá cao. Để hiểu hơn về miếng dán tránh thai xin mời chị em cùng theo dõi bài viết “Miếng dán tránh thai là gì. Cách sử dụng đúng nhất” trong bài viết dưới đây.

1. Miếng dán tránh thai là gì?

Miếng dán tránh thai hay còn gọi là miếng dán ngừa thai dịch sang tiếng anh có nghĩa là: Birth Control Patch. Đối với những phụ nữ khó duy trì tần suất uống thuốc tránh thai thì có thể sử dụng miếng dán. Các hormone trong miếng dán ngừa thai tương tự như trong viên uống tránh thai và cũng có hiệu quả ngừa thai tương đương.

Đây là một miếng dán nhỏ, kích cỡ khá mỏng khoảng 4,5cm2. Khi sử dụng bạn sẽ dán trực tiếp vào vùng da mông, bụng, lưng trên hoặc phần bắp tay. Cơ chế chính của miếng dán tránh thai là giải phóng progestin và estrogen. Đây là hai loại hormone tương tự với hormone trong cơ thể sản sinh để ngăn cản quá trình rụng trứng. 

Miếng dán tránh thai tiếng anh là gì?
Miếng dán tránh thai tiếng anh là gì?

Bên cạnh đó miếng dán tránh thai còn có khả năng làm đặc chất nhầy ở cổ tử cung. Nếu như người sử dụng muốn có thai trở lại chỉ cần ngừng sử dụng và trứng sẽ rụng trở lại sau khoảng 3 chu kỳ kinh.

2. Ưu nhược điểm của miếng dán tránh thai là gì?

Ưu điểm miếng dán tránh thai là gì?

Ưu điểm cần kể đến đầu tiên chính là miếng dán sử dụng rất tiện lợi, không gây cản trở khi quan hệ tình dục. Các cặp đôi có thể thoải mái quan hệ mà không cần chuẩn bị dụng cụ tránh thai như các biện pháp tránh thai khác. Đồng thời miếng dán ngừa thai còn giúp chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn, hỗ trợ và giảm nhẹ các triệu chứng ở phụ nữ tiền mãn kinh. Hơn nữa nó còn giúp cải thiện tình trạng mụn trứng cá và làm giảm hiện tượng đau đầu, đau nửa đầu khi đến kỳ kinh.

Ưu điểm, nhược điểm của miếng dán tránh thai
Ưu điểm, nhược điểm của miếng dán tránh thai

Nhược điểm miếng dán tránh thai là gì?

  • Không có khả năng ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
  • Có thể dẫn tới một số rủi ro như gây ra cục máu đông ở chân, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,… nhất là ở phụ nữ trên 35 tuổi, người có sử dụng thuốc lá, chất kích thích.
  • Gây buồn nôn, ngứa da, nổi ban đỏ trên bề mặt da tiếp xúc với miếng dán.

3. Cách sử dụng miếng dán ngừa thai khoa học

Bạn phải dùng miếng dán đúng theo chu kỳ kinh nguyệt của mình. Thời điểm bắt đầu sử dụng là sau khi hết kinh một ngày. Bạn bóc miếng dán và dán lên sa và giữ nguyên vị trí đó trong vòng một tuần.

Sang đến tuần kế tiếp, đúng ngày đó bạn bóc miếng dán cũ ra và thay bằng một miếng mới. Miếng dán mới bạn có thể dán ở bất kỳ vị trí nào mà không nhất thiết là ở vị trí cũ. Đến tuần thứ 4 của chu kỳ thì bạn ngừng dán và hiện tượng có kinh nguyệt sẽ xảy ra. Cho đến khi hết kinh, sang chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo thì bạn lặp lại như chu kỳ trước.

Đối với những trường hợp lần đầu tiên sử dụng thì cần kết hợp thêm biện pháp tránh thai khác trong vòng 7 ngày đầu để ngăn ngừa có thai. Bạn có thể kết hợp với bao cao su để đảm bảo an toàn.

Hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia
Hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia

Khi sử dụng bạn có thể quan hệ, sinh hoạt bình thường. Tuyệt đối không bóc và thay đổi vị trí của miếng dán khi đã dán vào da. Cũng không nên dùng băng dính hay dây buộc để cố định miếng dán. Bởi vì làm như vậy sẽ tác động đến lượng hormone phân phối vào cơ thể.

4. Một số lưu ý khi sử dụng miếng dán ngừa thai là gì?

Khi dùng Birth Control Patch bạn cần lưu ý:

  1. Tuyệt đối không được dán miếng dán tránh thai lên vú, vùng da đang bị đỏ hoặc kích ứng, bị trầy xước.
  2. Không nên dán miếng dán tránh thai mới lên đúng vị trí miếng dán tránh thai cũ. Nó có thể tránh hiện tượng kích ứng da.
  3. Không nên trang điểm, bôi kem hay sữa, phấn hoặc các sản phẩm khác lên vùng da đang dán miếng dán và vùng da sắp được dán miếng dán để tránh làm giảm tính kết dính của miếng dán tránh thai.
  4. Không được dán miếng dán tránh thai lên vùng da bị bệnh da liễu. Bởi vì nó có thể làm cho tình trạng bệnh nặng lên.

Trên đây là những thông tin miếng dán tránh thai tiếng anh cũng như cách sử dụng chuẩn nhất. Hi vọng chị em có thể lựa chọn cho mình biện pháp tránh thai phù hợp nhất. Mục đích để góp phần tăng chất lượng cuộc yêu cũng như kế hoạch hóa gia đình theo mong muốn.