tìm kiếm:

Trang chủ / / / Bài viết

Những món ăn truyền thống ngày Tết ở miền Bắc

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on reddit
Share on pinterest

Tết đến Xuân về, nhà nhà lại hân hoan chuẩn bị cỗ bàn cầu cho một năm mới sung túc. Nhưng giữa hai miền Bắc Nam cũng có sự khác biệt từ ăn uống, trang trí. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những món ăn truyền thống ngày Tết ở miền Bắc, hãy cùng theo dõi ngay nhé.

Những món ăn truyền thống ngày Tết ở miền Bắc

Người miền Bắc thường ưa chuộng về hình thức hơn, vì vậy trong mâm cơm ngày Tết các món ăn được trình bày rất đẹp mắt và tỉ mỉ. Theo quan niệm truyền thống một mâm cỗ có đủ 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa tượng trưng cho phát lộc, phát tài. Qua nhiều năm mâm cỗ ngày Tết ở miền Bắc vẫn giữ được nét cổ truyền của dân tộc. Trong đó, phải kể tới những món ăn quen thuộc ngày Tết như:

Bánh chưng

Vốn là món ăn quen thuộc và không thể thiếu được trong ngày Tết, khi tới bất kỳ gia đình nào ở miền Bắc mỗi dịp Tết đến xuân về bạn sẽ bắt gặp những chiếc bánh chưng xanh. Bánh chưng tượng trưng cho mặt đất và được dùng để thể hiện sự biết ơn đối với hoàng tử Lang Liêu và đất trời. Bánh chưng là sự kết hợp độc đáo của gạo nếp dẻo, đậu xanh, thịt mỡ béo ngậy và vị cay nhẹ của hạt tiêu. Bên cạnh bánh chưng truyền thống ở trên còn có bánh chưng ngọt làm từ nhân đậu xanh và đường, bánh chưng gấc, bánh chưng nếp cẩm, bánh chưng cốm…

Bánh chưng xanh món ăn truyền thống ở miền Bắc
Bánh chưng xanh món ăn truyền thống ở miền Bắc

Xôi gấc

Trong mâm cỗ Tết miền Bắc không thể thiếu được xôi gấc, bởi theo quan niệm của người Bắc trong mâm cỗ có màu đỏ sẽ gặp nhiều may mắn. Do đó, vào những ngày lễ, Tết nhất định không thể thiếu được đĩa xôi gấc. Được nấu từ gạo nếp dẻo thơm, sau đó trộn đều với gấc tươi và cho vào nồi hấp. Khi chín xôi gấc có màu đỏ tươi đẹp, hương thơm hấp dẫn. Khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được hương vị dẻo thơm của gạo nếp, vị béo của nước cốt dừa và vị ngọt của đường.

Giò

Bên cạnh bánh chưng xanh, xôi gấc đỏ không thể thiếu được đĩa giò, thường là giò nạc và nếu gia đình nào muốn phong phú hơn thì có thể điểm xuyết thêm đĩa giò xào, giò tai hoặc thịt đông. Ý nghĩa của đĩa giò trong mâm cơm ngày Tết là thể hiện hạnh phúc, phúc lộc đầy nhà. Giò nạc được làm từ thịt heo xay nhuyễn rồi gói bằng lá chuối và luộc chín. Giò đạt chuẩn phải giòn dai, thơm ngon và trắng mịn.

Giò là món không thể thiếu trong mâm cỗ
Giò là món không thể thiếu trong mâm cỗ

Thịt gà luộc

Những món ăn truyền thống ngày Tết không thể thiếu được thịt gà luộc. Con gà luộc vàng ruộm được bày lên mâm cỗ để thắp hương tổ tiên, khi thưởng thức chặt thành từng miếng và ăn kèm với muối tiêu chanh. Đặc biệt, khi thưởng thức thịt gà với bánh chưng xanh hay xôi gấc ngon hết sảy.

Dưa hành

Nếu bạn cảm thấy ngán với bánh chưng, xôi gấc, thịt gà, giò… thì một đĩa dưa hành là sự lựa chọn lý tưởng đó. Dưa cải muối chua, hành củ muối chua giúp chống ngán với những món ăn ngày Tết. Vì vậy, ngay từ bây giờ bạn hãy nhanh nhanh chuẩn bị cho mình một hũ dưa hành muối để cả gia đình thưởng thức trong dịp Tết sắp tới. Ngoài ra, bạn cũng có thể đổi vị với su hào, cà rốt muối chua giải ngán cũng rất hấp dẫn. Bạn có thể ăn kèm dưa hành cùng với thịt đông, bánh chưng.