Tình trạng ngứa âm đạo có thể gây nhiều phiền toái, khó chịu, nếu kéo dài, không hết thì rất có thể là dấu hiệu viêm nhiễm. Vậy ngứa âm đạo là bệnh gì?
Ngứa âm đạo là tình trạng rất thường gặp, có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Đi kèm với tình trạng ngứa, chị em còn có thể gặp phải các triệu chứng như âm đạo nổi mụn ngứa, ngứa rát âm đạo, ngứa ngoài âm đạo… Cơn ngứa có thể râm ran như bị kiến bò, ngứa từng cơn, ngứa vùng kín về đêm hoặc ngứa ngáy suốt cả ngày, có thể kéo dài vài ngày hoặc lâu hơn.
Nếu bạn cũng đang đối mặt với tình trạng khó chịu này và băn khoăn không biết ngứa âm đạo là bệnh gì? Những chia sẻ dưới đây có thể sẽ mang đến cho bạn một vài thông tin hữu ích!
Contents
Nguyên nhân gây ngứa âm đạo
Ngứa âm đạo không nhất thiết là bị bệnh mà đơn giản. Có thể chỉ là vấn đề vệ sinh và chế độ sinh hoạt. Do đó, nếu bị ngứa âm đạo trong thời gian ngắn mà không đi kèm với những triệu chứng nào khác thì nguyên nhân âm đạo ngứa có thể là do:
- Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, tạo cơ hội để vi khuẩn, nấm xâm nhập, gây cảm giác ngứa rát âm đạo.
- Căng thẳng, stress kéo dài cũng có thể gây ngứa và kích thích âm đạo do stress khiến hệ miễn dịch suy yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại tấn công, gây tác động xấu đến sức khỏe vùng kín.
- Kích ứng với một số chất hóa học có trong các sản phẩm bôi trơn, dung dịch thụt rửa âm đạo, bao cao su, chất tẩy rửa, xà phòng, giấy vệ sinh có mùi thơm và chất làm mềm.
- Bước vào giai đoạn mãn kinh, lượng hormone estrogen sụt giảm làm cho thành âm đạo trở nên mỏng và khô. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng ngứa rát âm đạo.
Tình trạng ngứa âm đạo là gì?
Ngoài những nguyên nhân trên, nếu tình trạng ngứa âm đạo diễn ra trong thời gian dài đi kèm với các triệu chứng bất thường thì có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như:
1. Viêm âm đạo do vi khuẩn
Tại âm đạo có sự hiện diện của cả vi khuẩn có lợi và có hại. Số lượng của các loại vi khuẩn này sẽ được giữ cân bằng để tạo ra môi trường âm đạo lành mạnh.
Tuy nhiên, nếu vì một nguyên nhân nào đó mà vi khuẩn có hại phát triển nhiều lên. Nó sẽ lấn át cả vi khuẩn có lợi thì có thể dẫn đến nhiễm trùng.
Nếu “thủ phạm” gây ngứa âm đạo là do viêm âm đạo, bạn còn có thể gặp phải các triệu chứng như nóng rát, âm đạo tiết dịch và có mùi tanh.
2. Nhiễm trùng nấm men (nấm Canida)
Đây là nguyên nhân gây ngứa âm đạo rất thường gặp. Cứ 4 phụ nữ thì có 3 người bị nhiễm nấm canida tại một số thời điểm nhất định trong đời.
Nhiễm nấm Canida là tình trạng loại nấm này phát triển quá mức trong âm đạo và âm hộ. Triệu chứng đặc trưng khi bị nhiễm nấm là ngứa, đau nhức âm đạo, dịch tiết âm đạo sệt, xốp, có hình dáng giống như phô mai tươi, ngứa rát ngoài âm đạo, đặc biệt là khi đi tiểu hoặc chạm tay vào, đau khi quan hệ.
3. Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD)
Ngứa âm đạo là bệnh gì? Triệu chứng này có thể xuất phát từ các bệnh lây truyền qua đường tình dục như nhiễm nấm chlamydia, mụn rộp sinh dục, mụn cóc sinh dục, trichomonas, lậu và các vi khuẩn khác.
Ngoài tình trạng ngứa âm đạo, người bệnh còn có thể gặp phải các triệu chứng như:
- Hậu môn, âm đạo nổi mụn ngứa
- Đau rát khi đi tiểu
- Dịch âm đạo có mùi hôi hoặc màu sắc bất thường
- Đau rát khi quan hệ
- Sưng hạch bạch huyết ở vùng bẹn hoặc những vùng xung quanh
- Đau bụng dưới
- Phát ban ở bàn tay, bàn chân hoặc trên toàn bộ cơ thể.
4. Lichenxơ hóa
Đây là một tình trạng khá hiếm gặp. Lichen xơ hóa hiện tượng các mảng trắng mỏng hình thành trên da, đặc biệt là xung quanh âm hộ. Các mảng này có thể tạo ra những vết sẹo vĩnh viễn ở vùng âm đạo. Phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này.
5. Ung thư âm hộ
Trong một số ít trường hợp, ngứa âm đạo có thể là triệu chứng của ung thư âm hộ. Đa phần, ung thư âm hộ không gây ra các triệu chứng đặc hiệu. Tuy nhiên, nếu có thì có thể bao gồm các triệu chứng như ngứa, chảy máu bất thường hoặc đau ở vùng âm hộ.
Ung thư âm hộ có thể được điều trị thành công nếu được chẩn đoán sớm ở giai đoạn đầu. Đây là lý do tại sao việc kiểm tra phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng.
Gặp tình trạng ngứa âm đạo phải làm sao?
Bệnh ngứa âm đạo thường sẽ tự khỏi khi bạn chú ý giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Đồng thời, cần duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc quá sức.
Nếu tình trạng ngứa âm đạo kéo dài, và nghi ngờ do bệnh lý thì bạn nên đi khám. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà bác sĩ sẽ cho bạn dùng các loại thuốc trị ngứa âm đạo phù hợp:
- Điều trị bằng kháng sinh và thuốc chống với trường hợp viêm âm đạo và hoặc mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) .
- Kem chứa estrogen, viên nén hoặc đặt vòng âm đạo có thể được chỉ định nếu ngứa âm đạo do mãn kinh.
- Nhiễm trùng nấm men có thể được điều trị bằng thuốc chống nấm dưới dạng kem, thuốc mỡ, thuốc đạn hoặc thuốc uống, tùy vào chỉ định của bác sĩ.
- Các loại ngứa và kích ứng khác sẽ cần đến kem hoặc lotion chứa steroid nhằm làm giảm viêm. Thành phần steroid mạnh có thể làm giảm sự kích thích của bệnh xơ hóa lichen.
Bí quyết cải thiện tình trạng ngứa âm đạo tại nhà
Dưới đây là vài mẹo nhỏ giúp ngăn ngừa và điều trị tình trạng ngứa âm đạo tại nhà:
- Sử dụng quần lót bằng chất liệu cotton
- Không tắm bồn quá lâu
- Ăn nhiều trái cây giàu vitamin C
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, sử dụng nước rửa phụ khoa có thành phần dịu nhẹ khoảng 1 lần/ngày. Điều đó giúp bạn tránh gây khô vùng kín
- Tránh sử dụng băng vệ sinh hoặc giấy vệ sinh có mùi quá thơm
- Cố gắng không gãi để tránh triệu chứng trở nên nặng
- Hạn chế giao hợp cho đến khi tình trạng ngứa âm đạo được cải thiện
- Sử dụng bao cao su để giúp ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tình dục.
Trong trường hợp hiện tượng ngứa vùng kín tái phát hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, hãy đi khám ngay. Ngoài ra, nếu có các triệu chứng sau thì bạn cũng nên sớm sắp xếp thời gian đi khám:
- Xuất hiện khí hư bất thường
- Đau ở bộ phận sinh dục
- Đau rát khi đi tiểu
- Loét hoặc mụn nước trên âm hộ
- Có hiện tượng sưng tấy, khó chịu.