tìm kiếm:

Phân loại các biện pháp tránh thai nội tiết hiện nay

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on reddit
Share on pinterest

Biện pháp tránh thai nội tiết tố sử dụng hormone để điều chỉnh hoặc ngừa sự rụng trứng, nhờ đó giúp phòng tránh mang thai ngoài ý muốn. Nhưng hiện nay phương pháp này bao gồm những loại nào?

Biện pháp tránh thai nội tiết là gì?

Các phương pháp tránh thai nội tiết hoạt động bằng cách giải phóng các hormone estrogen và progestin vào cơ thể phụ nữ để ngăn chặn sự rụng trứng. Ngoài ra, chúng còn có thể làm chất nhầy ở cổ tử cung dày lên, gây khó khăn cho sự tiếp xúc của trứng với tinh trùng hoặc làm mỏng lớp nội mạc tử cung, khiến trứng đã thụ tinh khó bám vào nội mạc. Biện pháp tránh thai nội tiết không giúp ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, bao gồm cả HIV. Do vậy, nam giới vẫn nên sử dụng bao cao su để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh này.

Phân loại các phương pháp tránh thai nội tiết

Miếng dán tránh thai

Là một miếng dán nhỏ, kích cỡ khoảng mỏng khoảng 4,5cm2, được dán trực tiếp vào da vùng mông, bụng, lưng trên hoặc bắp tay. Miếng dán có khả năng giải phóng estrogen và progestin vào máu để ngăn ngừa rụng trứng. Các miếng dán được sử dụng theo chu kỳ 4 tuần hoặc 28 ngày. Tức là trong thời gian 3 tuần, cứ một tuần bạn phải thay miếng dán một lần. Đến tuần thứ tư không sử dụng miếng dán và kinh nguyệt sẽ xảy ra. Sau tuần thứ 4, dán miếng dán tránh thai mới và lặp lại giống quy trình trước đó. Lưu ý không nên tháo miếng dán trong khi hoạt động thường ngày, như tắm rửa, bơi lội, tập thể dục thể thao.

Miếng dán tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai nội tiết
Miếng dán tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai nội tiết

Que cấy tránh thai

Que cấy tránh thai là một thanh đơn có kích thước nhỏ khoảng bằng một que diêm. Bác sĩ sẽ phẫu thuật để đưa que này xuống dưới da bệnh nhân, thường là vùng da cánh tay.

Que cấy tránh thai là biện pháp có tác dụng ngừa thai lâu dài
Que cấy tránh thai là biện pháp có tác dụng ngừa thai lâu dài

Vòng tránh thai

Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ (thường có dạng hình chữ T) được đặt vào trong lòng tử cung và cho hiệu quả tránh thai kéo dài nhiều năm. Hiện nay có nhiều loại vòng tránh thai như Multiload, Tcu 380A, Mirena, trong đó loại hiện đại nhất là vòng có chứa nội tiết progestin (vòng Mirena). Sau khi đặt, progestin sẽ được phóng thích dần dần và tạo được hiệu quả tránh thai cao, kéo dài.

Thuốc tiêm tránh thai

Bác sĩ sẽ tiêm một mũi tiêm chứa progestin, là medroxyprogesterone acetate (DMPA). Một mũi tiêm có tác dụng tránh thai trong khoảng 3 tháng. Tiêm tránh thai phải được thực hiện mỗi 3 tháng một lần. Mũi tiêm đầu tiên thường được thực hiện trong vòng 5 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt.

Phương pháp tiêm tránh thai có thể làm giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung, giảm chứng đau nửa đầu vào kỳ kinh nguyệt
Phương pháp tiêm tránh thai có thể làm giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung, giảm chứng đau nửa đầu vào kỳ kinh nguyệt

 

Tiêm tránh thai có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Do đó các đối tượng có nguy cơ cao như có tiền sử đột quỵ, bệnh cao huyết áp nên cân nhắc khi muốn thực hiện phương pháp này. Sau khi ngừng tiêm hormone tránh thai, phải mất khoảng 10 tháng thậm chí là lâu hơn mới có thể có thai trở lại. Nhiều trường hợp có hiện tượng bị loãng xương khi sử dụng thuốc tiêm hormone. Hiện tượng này có thể biến mất khi ngừng tiêm thuốc. Tiêm tránh thai còn có thể dẫn tới một số tác dụng phụ như chảy máu âm đạo, tăng cân, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi,…

Nhìn chung biện pháp tránh thai nội tiết chỉ đảm bảo về vấn đề tránh thai chứ không ngăn cản được bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Cho nên bạn cần cân nhắc sử dụng thêm bao cao su để giữ sức khỏe cho bản thân và bạn tình.