Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng việc mang thai là hoàn toàn tự nhiên và dễ dàng, chỉ cần không sử dụng biện pháp tránh thai và quan hệ tình dục đều đặn. Tuy nhiên có nhiều lý do mà chính chị em cũng không ngờ đến đã cản trở quá trình có thai tự nhiên. Vậy đó là những lý do nào? Mời chị em cùng theo dõi bài viết “Tổng hợp những lý do phụ nữ khó mang thai” của chuyên gia Golden Choice phân tích dưới đây để hiểu thêm về tình trạng này nhé.
Contents
1. Lý do phụ nữ khó mang thai – Bạn quá nôn nóng
Một trong những lý do phụ nữ khó mang thai chính là tâm lý căng thẳng, nôn nóng có con . Việc căng thẳng (stress) luôn là rào cản rất lớn trong quá trình thụ thai. Khi chị em ở trong trạng thái lo âu, suy nghĩ quá nhiều về việc có con, thường xuyên căng thẳng thì nồng độ Cortisol trong máu tăng cao, tác động xấu đến quá trình rụng trứng và giảm khả năng sinh sản.
Thụ tinh, có thai là cả một quá trình ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bạn không thể tính chính xác được thời điểm có thai như ý muốn. Ngay cả những cặp vợ chồng hoàn toàn khỏe mạnh, bình thường vẫn mất khoảng một năm để thụ thai thành công. Vì thế hãy duy trì tâm lý thoải mái, thư giãn, bình tĩnh, chậm rãi trong chuyện có con. Nhưng nếu trong khoảng 6 tháng trôi qua mà bạn không thấy có kinh nguyệt, không chắc về hiện tượng rụng trứng thì nên đi khám sức khỏe tổng quát để xác định một cách sớm nhất về tình trạng của mình.
2. Mắc các bệnh lý
Khó có con do bệnh lý là điều mà hầu như ai cũng biết và sợ mình mắc phải. Khi mắc các bệnh lý, cơ thể không đủ điều kiện để thụ thai do các cơ quan sinh sản bị ảnh hưởng. Một số bệnh lý nổi bật ảnh hưởng đến quá trình thụ thai như:
2.1 Đa nang buồng trứng
Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang chiếm khoảng 10% trong tổng số những trường hợp hiếm muộn. Đa nang buồng trứng là hội chứng gây ra do rối loạn cân bằng Hormone. Phụ nữ bị buồng trứng đa nang có nồng độ Androgen bất thường – một hormone nam giới . Loại hormone này sẽ gây gián đoạn quá trình phát triển của nang noãn, từ đó buồng trứng sẽ xuất hiện nhiều nang nhỏ (khoảng 6 đến 10 nang), có kích thước dưới 10mm. Nang noãn không phát triển được khiến trứng không đủ độ to khỏe, không thể tiếp tục quá trình rụng trứng. Trứng không rụng, hiện tượng phóng noãn không xảy ra nên khiến phụ nữ khó mang thai.
Hầu hết phụ nữ mắc chứng đa nang buồng trứng đều bị gián đoạn kinh nguyệt. Dễ bị thừa cân béo phì, lông tay lông chân mọc nhiều, xuất hiện mùi cơ thể,…
2.2 Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là tình trạng mô tuyến tử cung phát triển bên ngoài lòng tử cung (như trên buồng trứng hoặc ống dẫn trứng), gây ra tình trạng thống kinh, kinh nguyệt không đều, trứng không thể làm tổ sau khi thụ tinh. Bệnh lý này nhiều nữ giới thậm chí không biết rằng mình mắc cho đến khi đi khám hiếm muộn.
2.3 U xơ tử cung, polyp tử cung
Đây là tình trạng các mô trong tử cung tăng sinh lành tính, khiến kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài. Nếu khối tân sinh quá bất thường sẽ cản trở đến khả năng bám dính và làm tổ của phôi. Không dừng lại ở đó, cho dù phôi đã làm tổ và đang trong quá trình phát triển. Bệnh lý này cũng có thể gây sảy thai, sinh non hay thai lưu. Và nó cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến phụ nữ khó mang thai.
2.4 Ung thư
Các bệnh lý ung thư đều gây ảnh hưởng đến hầu hết cơ thể và bao gồm cả sinh sản. Hơn thế nữa, trong quá trình điều trị, xạ trị, hóa trị cũng khiến cho người phụ nữ dễ bị sảy thai liên tục, thậm chí là vô sinh. Kể cả mang thai an toàn thì khả năng đứa trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh là cực cao.
3. Tính sai thời điểm rụng trứng là nguyên nhân chính khiến phụ nữ khó mang thai
Một số nữ giới cho rằng cứ quan hệ càng nhiều thì càng dễ có thai. Nhưng nếu làm như vậy bạn có thể vô tình làm cạn kiệt số lượng tinh trùng của đối tác. Bên cạnh đó, không hiểu rõ về thời điểm trứng rụng cũng là một sai lầm khá phổ biến. Hiện tượng rụng trứng xảy ra giữa chu kỳ, nhưng điều đó chỉ đúng nếu như chu kỳ kinh là từ 28 – 32 ngày.
Nữ giới sẽ rụng trứng vào thời điểm 14 ngày trước khi bắt đầu có kinh. Ví dụ như nếu bạn có chu kỳ kinh 24 ngày thì trứng sẽ rụng vào ngày thứ 10. Quy luật này dễ bị nhầm lẫn nếu bạn không có chu kỳ kinh đều đặn hoặc bạn không nắm rõ chu kỳ của mình.
3.1 Quan hệ sai cách
Sau khi giao hợp bạn nên nằm thẳng trên giường, hông nâng cao, trong khoảng 20 – 30 phút . Nói cách khác, sau khi xuất tinh vào trong âm đạo, không nên ngồi dậy vệ sinh vùng kín ngay. Hãy kiềm chế, nghỉ ngơi để tinh trùng có thể thực hiện quá trình gặp trứng tốt hơn.
3.2 Vệ sinh vùng kín
Việc vệ sinh vùng kín cũng đón vai trò rất quan trọng trong quá trình thụ thai. Nhiều chị em thụt rửa âm đạo quá nhiều, khiến cho độ pH âm đạo thay đổi. Phá vỡ môi trường tự nhiên của âm đạo và tử cung. Bên cạnh đó các dung dịch vệ sinh có thể chứa những chất hoạt động như chất diệt tinh trùng.
4. Duy trì lối sống không lành mạnh
Tại sao bạn vẫn uống rượu, cafe, thức đêm, dùng chất kích thích trong khi đang muốn mang thai? Đây là những tác nhân gây ảnh hưởng và khiến phụ nữ khó mang thai. Không những thế, chúng còn gây cản trở đến quá trình phát triển của thai, gây dị tật bẩm sinh.
Vì thế chị em cần phải bỏ thói quen xấu để cho bản thân một sức khỏe tốt nhất. Xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống đủ chất dinh dưỡng và ngủ đủ giấc, luyện tập thể thao,…
5. Kết luận
Mang thai là hành trình diệu kỳ mà bất kỳ người phụ nữ cũng luôn mong chờ. Vì thế, để khả năng thụ thai cao nhất và đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh thì trước khi có kế hoạch mang thai cả hai vợ chồng nên kiểm tra sức khỏe sinh sản từ 3 – 5 tháng để kiểm soát tốt nhất về các bệnh lý. Đặc biệt các bác sĩ cũng sẽ tư vấn thời điểm sinh con tốt nhất cho cả mẹ và bé.