tìm kiếm:

Trang chủ / / / Bài viết

Rối loạn nội tiết tố nữ ở tuổi dậy thì phải chữa trị như thế nào?

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on reddit
Share on pinterest

Rối loạn nội tiết tố nữ ở tuổi dậy thì là một biểu hiện thường gặp trong quá trình trưởng thành của các bạn gái. Mặc dù không nguy hiểm nhưng chúng cũng ảnh hưởng tương đối đến chất lượng cuộc sống của các bạn nữ nếu không có sự điều tiết, cân bằng. Và để tránh khỏi cảm giác stress, đau nhức cơ thể thì dưới đây là những điều bạn không thể bỏ qua khi tìm hiểu về chứng rối loạn nội tiết tố trong giai đoạn dậy thì của nữ giới hiện nay.

Nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố nữ ở tuổi dậy thì?

Khi đến tuổi dậy thì, có rất nhiều bạn nữ gặp khó khăn trong việc làm quen với sự thay đổi về sinh lý. Điều này khiến tâm lý của nữ giới cũng bị ảnh hưởng và thường trở nên tiêu cực hơn. Bên cạnh đó, sự rối loạn nội tiết tố cũng thể hiện thành những dấu hiệu rõ ràng và cụ thể. Chính vì thế, việc nắm bắt những nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ ở tuổi dậy thì sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc điều chỉnh tâm lý, sinh lý:

roi-loan-kinh-nguyet-o-tuoi-day-thi
Nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố nữ ở tuổi dậy thì?

Rối loạn do nội tiết tố chưa ổn định

Dậy thì là giai đoạn mà một số hormone đặc trưng ở cơ thể nữ giới hoạt động mạnh hơn bình thường. Điều này khiến các tính trạng giới tính hay bộ phận sinh dục thể hiện rõ ràng hơn. Nhưng việc tăng nhanh đột ngột làm mất đi tính ổn định vốn có trong cơ thể, ảnh hưởng chức năng hoạt động của những bộ phận khác. Một trong những hệ quả nhận thấy dễ nhất chính là chu kỳ kinh nguyệt không đều, máu chảy thường quá nhiều hoặc ít.

Thần kinh luôn ở trạng thái căng thẳng

Khoảng thời gian từ 17 đến 19 tuổi là giai đoạn các bạn nữ có nhiều mối bận tâm nhất. Áp lực học tập, chuyện gia đình, suy nghĩ cá nhân riêng tư khiến hệ thần kinh luôn phải hoạt động hết năng suất. Đồng thời đây cũng là lúc tâm lý các bạn nữ trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị tổn thương, stress. Việc phải đối mặt với nhiều vấn đề cùng một lúc có thể khiến các bạn bị rối loạn tâm lý và hành vi.

Việc thường xuyên trong trạng thái căng thẳng khiến hệ thần kinh hoạt động yếu đi. Việc ghi nhớ, tư duy hay khả năng tiếp thu sẽ trở nên kém hơn. Bên cạnh đó, chúng cũng ảnh hưởng đến nội tiết tố và làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, hiện tượng trống, rối kinh thường gặp khá nhiều ở những nữ sinh đang gặp áp lực lớn từ vấn đề học tập, gia đình, xã hội.

suy-nghi
Thần kinh luôn ở trạng thái căng thẳng

Chế độ ăn thiếu khoa học

Một chế độ ăn thiếu khoa học bao giờ cũng ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là đối với người ở giai đoạn dậy thì. Vì bắt đầu có những thay đổi về sinh lý nên cơ thể đòi hỏi nhiều dưỡng chất hơn để tạo ra năng lượng hoạt động. Vì thế, nếu có chế độ ăn uống không lành mạnh, đủ chất, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của chính bạn. Đây là một nguyên nhân khá phổ biến gây rối loạn nội tiết tố nữ bạn nên chú ý.

Cơ thể luôn ở tình trạng quá sức

Nhiều bạn nữ ở tuổi dậy thì thường dành thời gian để tập thể dục nhằm nâng cao sức khỏe cũng như giữ dáng. Tuy nhiên có một điểm chết người mà nhiều người bỏ qua chính là luôn để ở thể ở tình trạng quá sức. Do đó, thay vì khiến bản thân tốt hơn, bạn lại gián tiếp gây rối loạn kinh nguyệt vì cơ thể đã quá mệt mỏi và không đủ sức đảm bảo các hoạt động khác diễn ra ổn định. Do đó, khi vận động, chơi thể thao, bạn cần đặc biệt lưu ý đến điều này.

Lạm dụng thuốc tránh thai

Trong quan hệ yêu đương, người trẻ thường sử dụng thuốc tránh thai để tránh việc có con ngoài ý muốn. Mặc dù loại thuốc này không gây hại quá lớn nhưng càng sử dụng nhiều thì chúng sẽ gây rối loạn nội tiết tố ở nữ giới khá nghiêm trọng. Không chỉ chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng mà chúng còn có thể khiến bạn bị vô sinh trong tương lai. Với tình trạng sự tò mò của các bạn trẻ ngày  càng lớn nên việc tìm hiểu về vấn đề này là rất cần thiết.

roi-loan-kinh-nguyet-o-tuoi-day-thi-1
Lạm dụng thuốc tránh thai

Một số nguyên nhân thường gặp khác

Bên cạnh những nguyên nhân gây rối loạn nội tiết ở nữ giới phổ biến trên thì còn một số nguyên nhân khác bạn có thể tìm hiểu như: 

  • Cơ thể sụt cân đột ngột làm ảnh hưởng đến nồng độ của estrogen và progesterone bên trong
  • Tuyến giáp rối loạn làm hoạt động của hormone bị suy giảm
  • Nữ giới mắc chứng buồng trứng đa nang khiến androgen hormone bị tăng cao,…

Biểu hiện của rối loạn nội tiết tố nữ tuổi dậy thì

Khi bị rối loạn nội tiết tố nữ ở tuổi dậy thì thì cơ thể sẽ có những biểu hiện rất rõ ràng như:

  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều: Trung bình ở nữ giới, cứ cách 28 ngày sẽ đến ngày “rụng dâu”. Tuy nhiên khi nội tiết tố không ổn định thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở nên bất thường hơn, có thể cách 35 ngày hay ngắn hơn rất nhiều là 21 ngày. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên thì bạn cần đi khám để đảm bảo rằng cơ thể vẫn phát triển ổn định.
  • Băng kinh: Đối với tình trạng này, máu sẽ chảy ra nhiều hơn so với những lần hành kinh trước đó. Việc mất máu quá nhiều có thể khiến cơ thể bị suy nhược, yếu đi
  • Thiếu kinh: Khi bị rối loạn nội tiết tố nữ trong giai đoạn dậy thì thì bạn có thể gặp tình trạng thiếu kinh, tức là quá trình “rụng dâu” chỉ diễn ra trong hai ngày và máu chảy ra là không quá lớn.
  • Kinh nguyệt có màu sắc lạ: Với một cơ thể bình thường, đến thời kỳ “rụng dâu” thì máu chảy ra sẽ có màu đỏ sẫm hay hơi nâu. Tuy nhiên, nếu thấy màu máu chảy là đen hoặc có sắc lạ thì bạn nên đi khám ngay vì rất có thể nội tiết tố bị ảnh hưởng hoặc cơ thể mắc các bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới đấy.

Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có sao không?

Rối loạn kinh nguyệt không phải là một biểu hiện hiếm gặp ở các bạn nữ. Tuỳ vào cơ địa, môi trường sống, thói quen sinh hoạt mà mức độ nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau. Vì vậy, nhiều người khá lo lắng rằng liệu hiện tượng rối loạn sinh lý, tâm lý này có ảnh hưởng quá lớn đến cuộc sống bình thường sau này hay không. Và câu trả lời chính là không.

Tuổi dậy thì là độ tuổi có những sự thay đổi rõ rệt và mọi thứ bên trong cơ thể mới chỉ ở giai đoạn cuối của sự hoàn thiện. Bởi vậy không lạ khi có những sự thay đổi đột ngột dẫn đến rối loạn bên trong cơ thể. Mặc dù không có quá nhiều nguy hại nhưng giai đoạn này cũng sẽ phần nào ảnh hưởng đến thể trạng và cảm xúc nếu bạn không có một sự chuẩn bị tốt. Vì thế đây là thời điểm mà bạn nên chăm sóc bản thân nhiều hơn.

Tình trạng rối loạn kinh nguyệt tuy thường gặp nhưng không có nghĩa là bạn có thể chủ quan. Theo đó, có không ít trường hợp các bạn nữ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe liên quan đến chứng đa nang buồng trứng, rối loạn tâm lý hay bị suy giáp, … vì chủ quan về vấn đề này. Vậy nên, ngay khi cảm thấy cơ thể có nhiều dấu hiệu bất thường thì bạn nên dành thời gian đi khám phụ khoa để đảm bảo mọi chuyện luôn nằm ở tầm kiểm soát nhé.

roi-loan-kinh-nguyet-o-tuoi-day-thi-2
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có sao không?

Biện pháp khắc phục rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì ?

Để chăm sóc bản thân tốt hơn ở giai đoạn dậy thì thì dưới đây là một số biện pháp khắc phục phổ biến mà bạn không nên bỏ qua:

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Có một thực đơn lành mạnh sẽ luôn giúp bạn đảm bảo tình trạng rối loạn nội tiết tố không trở nên quá nghiêm trọng. Theo đó, trong bữa ăn, bạn nên chú trọng đến các loại rau củ quả cũng như đậu, hạt. Đồng thời, đối với tuổi dậy thì, những thực phẩm có hàm lượng sắt cao như thịt bò, gan, cá, củ cải, … cũng rất tốt khi chúng có thể giúp cơ thể tái tạo hồng cầu nhanh hơn. Bên cạnh đảm bảo dinh dưỡng, bạn cũng cần giữ thói quen ăn cơm đúng giờ.

Có thói quen tập thể thao điều độ

Khi tập thể dục thể thao, bạn nên chọn những bài tập vừa với sức lực của bạn thân. Mỗi ngày, bạn chỉ nên dành khoảng 30 phút có các loại thể thao vận động như bơi lội, chạy bộ hay yoga. Khi tập, bạn cũng nên cân nhắc xem với đặc điểm cơ thể của bản thân thì nên chọn bộ môn nào là phù hợp nhất. Điều này sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả giảm sự rối loạn của nội tiết tố nữ hơn.

Đảm bảo vệ sinh vùng kín

Giữ gìn vệ sinh vùng kín không đúng cách có thể là nguyên do khiến nhiều người mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa nguy hiểm và khiến tình trạng rối loạn nội tiết tố ở tuổi dậy thì trở nên nặng hơn. Do đó, bạn nên chủ động tìm hiểu những kiến thức về việc vệ sinh vùng kín để tránh việc mắc phải những bệnh lý nguy hiểm nhé.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Vì là biểu hiện sinh lý bình thường nên không cần phải đến phòng khám nếu bạn đã có những kiến thức nền tảng. Tuy nhiên khi cơ thể có những dấu hiệu sau thì bạn nên tìm gặp bác sĩ ngay nhé:

  • Thời gian không có kinh nguyệt kéo dài trên 3 tháng
  • Khi hành kinh, máu chảy ra có màu đen, có mủ và mùi hôi rất khó chịu
  • Vùng kín của nữ giới có hiện tượng ngứa và sưng
  • Huyết trắng ra nhiều và có mùi hôi đi cùng
  • Trong quá trình hành kinh bụng đau dữ dội, cơ thể mệt mỏi, suy yếu, …
khi-nao-can-gap-bac-si
Khi nào cần gặp bác sĩ?

Rối loạn nội tiết tố nữ ở tuổi dậy thì là điều mà không một ai trong chúng ta có thể chủ quan. Không chỉ cần phổ cập kiến thức liên quan mà bạn cũng nên chủ động đến gặp các y bác sĩ để được tư vấn cụ thể, chi tiết nhất. Do đó, nếu có bất kỳ điều gì còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhé!