Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai là một trong số các biểu hiện bất thường của cơ thể phụ nữ, nó cũng cảnh báo về nhiều vấn đề nguy hiểm có thể xảy ra. Các chuyên gia cho biết, nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, chị em cần tới các cơ sở y tế để thăm khám, bởi khả năng mắc phải bệnh phụ khoa nguy hiểm là rất lớn, thậm chí là đe dọa tới sức khỏe, khả năng sinh sản.
Contents
Như thế nào thì được xem là trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai?
Trễ kinh là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt bị kéo dài hơn so với bình thường. Theo đó, đối với nữ giới khỏe mạnh, chu kỳ này thường giao động trong khoảng 28 cho tới 32 ngày, thời gian hành kinh trung bình là 3 đến 7 ngày. Nếu bạn bị chậm kinh so với kế hoạch từ 5 ngày trở lên thì được xem là trễ kinh và có dấu hiệu bất thường.
Đa số nữ giới trong cuộc đời sẽ trải qua vài ba lần trễ kinh, đặc biệt là ở giai đoạn mới bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt và thời kỳ tiền mãn kinh. Chính vì vậy mà nếu bạn chỉ bị trễ kinh trong một thời gian ngắn, đồng thời tình trạng này không kéo dài trong nhiều tháng thì không cần phải quá lo lắng. Đây rất có thể chỉ là dấu hiệu bất thường trong chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện, ảnh hưởng của tâm lý và nội tiết tố.

Chính vì thế, chị em nên quan sát những dấu hiệu bất thường của cơ thể. Bên cạnh đó hãy dùng que thử thai đúng cách sau 7 đến 10 ngày. Kể từ thời gian quan hệ để biết chính xác bản thân có mang thai hay không.
Nguyên nhân của trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai
Bạn cần nghĩ tới những nguyên nhân khác dẫn đến hiện tuợng này như:
Uống một số loại thuốc gây ra tác dụng phụ
Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc tân dược khi uống vào cơ thể có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn, trong đó bao gồm cả việc tác động và làm thay đổi đồng hồ sinh lý của cơ thể phụ nữ. Chẳng hạn như: Thuốc tránh thai hàng ngày, thuốc tránh thai khẩn cấp, các loại kháng sinh liều cao… Chúng đều có khả năng làm rối loạn kinh nguyệt, kéo dài kỳ kinh và thay đổi chu kỳ bình thường của bạn.
Do tăng – giảm cân quá nhanh
Nhiều chị em béo phì, thừa cân thường nhưng không muốn vận động thường áp dụng các giải pháp giảm cân cấp tốc bằng cách ép cân. Tối giản khẩu phần ăn một cách đột ngột, uống thuốc giảm cân… Khi cân nặng giảm một cách bất ngờ khiến cho lượng máu trong cơ thể bị thiếu hụt. Điều này khiến cho chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn tạm thời trong một thời gian nhất định.
Ngược lại, đối với những người tăng cân đột ngột cũng diễn ra tình trạng tương tự. Đây cũng là một trong số các nguyên nhân khá thường gặp khiến chị em bị trễ kinh bất thường nhưng không có dấu hiệu mang thai.
Stress kéo dài
Cuộc sống, công việc mệt mỏi, áp lực khiến nhiều chị em rơi vào khủng hoảng tâm lý, stress, lo âu và căng thẳng quá mức. Nếu tình trạng này kéo dài cũng sẽ làm cho chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng và chậm kinh là điều dễ nhận thấy.
Trong trường hợp này, các bác sĩ và chuyên gia nhận định rằng việc trễ kinh không quá nguy hiểm. Bạn chỉ cần gạt bỏ đi tâm lý tiêu cực, sắp xếp thời gian ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, đúng giờ thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ nhanh chóng trở lại bình thường.
Ăn uống thiếu lành mạnh
Khác với nam giới, cơ thể nữ giới vô cùng nhạy cảm. Vậy nên chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, tâm lý. Đặc biệt là sức khỏe sinh sản. Nếu bạn sử dụng nhiều chất kích thích trong thời gian dài. Điển hình như: Bia, rượu, thuốc lá, cà phê, những loại chất kích thích gây ảo giác… Chúng sẽ khiến nội tiết tố bị thay đổi, mất cân bằng. Từ đó, dẫn đến trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai. Nguy hiểm hơn, khi lạm dụng các chất này quá nhiều. Từ đó, còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tổng thể.
Bên cạnh đó, thực đơn ăn uống hàng ngày cũng là yếu tố vô cùng quan trọng. Nếu bạn ăn nhiều nhóm thực phẩm có hại như: Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất nhân tạo, đường, đồ ăn cay nóng, thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp… Cũng ít nhiều góp phần làm trễ kỳ kinh so với chu kỳ bình thường.
Do viêm nhiễm phụ khoa
Kinh nguyệt là yếu tố liên hệ mật thiết tới chức năng và cơ quan sinh sản của nữ giới. Vì vậy, khi trễ kinh mà không có biểu hiện mang thai. Vậy thì cũng có thể bạn đang bị viêm nhiễm phần phụ, nhiễm nấm hoặc viêm âm đạo. Ngoài ra, đó cũng là dấu hiệu cảnh báo cho việc bạn có nguy cơ gặp phải một số bệnh lý như:
- U xơ tử cung: Trong quá trình điều trị bệnh u xơ tử cung. Bạn dùng những loại thuốc giúp ức chế cũng có thẻ dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn. Như rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh, mất kinh.
- Viêm ân đạo: Khi vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, thụt tẩy rửa bằng những chất có độ pH quá cao sẽ gây ra khô, viêm nhiễm phụ khoa, là nguyên nhân chiếm phần lớn của việc chậm kinh ở nữ giới. Mặt khác, đây cũng là một trong những căn bệnh phổ biến mà chị em cần đặc biệt chú ý.
- Đa nang buồng trứng: Khi mắc bệnh hoocmone sinh dục nữ ostrogen cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Từ đó, gây ức chế quá trình rụng trứng và ảnh hưởng tới chu kỳ kinh.
Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa cũng có thể làm rối loạn kỳ kinh
Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai – Dấu hiệu của mãn kinh
Với phụ nữ sau tuổi 50 thì có thể nghĩ đến đó là dấu hiệu của thời kỳ mãn kinh. Độ tuổi này là sự khởi đầu cho một giai đoạn khác và nhiều thay đổi lớn trong cơ thể. Khi đó, kinh nguyệt sẽ dần mất đi và người phụ nữ bước vào giai đoạn lão hóa. Không còn kinh nên cũng mất đi khả năng sinh con.
Do nạo phá thai
Nạo phá thai cũng là nguyên nhân dẫn đến chậm kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai rất cao. Bởi trong quá trình nạo phá thai không đảm bảo. Vẫn chưa làm sạch hoàn toàn phôi thai trong bụng. Từ đó, gây ảnh hưởng tới tử cung cũng như quá trình rụng trứng. Do vậy, nếu chị em đã từng phá thai và bị chậm kinh, cần thăm khám. Đồng thời, bạn cần can thiệp kịp thời để tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn