tìm kiếm:

Trang chủ / / / Bài viết

Nhiễm trùng tiểu ở nữ cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on reddit
Share on pinterest

Nhiễm trùng tiểu ở nữ còn được gọi là viêm đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ. Đây là một dạng nhiễm trùng rất phổ biến ở nữ giới, nếu bệnh diễn tiến nghiêm trọng có thể gây đau đớn và ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt hàng ngày của bạn. Nhiễm trùng đường tiểu ở nữ tuy có thể điều trị bằng kháng sinh nhưng cũng rất dễ tái phát.

Do đó, điều quan trọng là chị em cần tìm hiểu về bệnh và các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn nhiễm trùng tiểu phát triển và dẫn đến những biến chứng nặng như nhiễm trùng thận, nhiễm trùng máu…

1. Nhiễm trùng đường tiết niệu (nhiễm trùng tiểu) là gì? Vì sao phụ nữ dễ bị nhiễm trùng tiểu hơn nam giới?

Nhiễm trùng đường tiết niệu (nhiễm trùng tiểu – UTI) là tình trạng mà vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu (bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo) để sinh sôi phát triển và gây viêm nhiễm ở các cơ quan này. Trong đó, một số loại vi khuẩn phổ biến thường gây nhiễm trùng tiểu bao gồm E. coli trong hệ tiêu hóa, Staphylococcus saprophyticus, Chlamydia trachomatis, Proteus, Mycoplasma cùng một số vi khuẩn, nấm, virus khác…

Quan hệ tình dục sau sinh sớm dễ khiến chị em bị đau rát vùng kín, nhiễm trùng âm đạo

Nhiễm trùng tiểu ở nữ phổ biến hơn nam giới vì phụ nữ có niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra khỏi cơ thể) ngắn hơn, nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bàng quang. Hơn nữa, lỗ niệu đạo của phụ nữ cũng gần âm đạo và hậu môn hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn E. coli hoặc vi khuẩn gây bệnh lây truyền qua đường tình dục xâm nhập và gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

2. Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng tiểu ở nữ và những yếu tố tăng nguy cơ nhiễm bệnh cần lưu ý

Như đã đề cập, nhiễm trùng tiểu ở nữ là căn bệnh rất phổ biến. Hơn một nửa phụ nữ sẽ có ít nhất một lần bị nhiễm trùng tiểu vào thời điểm nào đó trong đời, thậm chí là các bé gái cũng rất dễ mắc phải. Do đó, bạn cần quan tâm đến cách nhận biết bệnh cũng như những yếu tố tăng nguy cơ nhiễm bệnh sau đây:

Nếu bị nhiễm trùng tiểu, bạn có thể có một số hoặc tất cả những triệu chứng sau đây:

  • Đau rát khi đi tiểu
  • Đi tiểu đêm thường xuyên
  • Cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên nhưng mỗi lần đều ra lượng nước tiểu rất ít
  • Cảm thấy áp lực, đau tức ở vùng bụng dưới
  • Nước tiểu có mùi hôi, có thể lẫn dịch màu trắng đục
  • Lẫn máu trong nước tiểu, triệu chứng này thường phổ biến ở phụ nữ trẻ tuổi
  • Cảm thấy mệt mỏi, cơ thể yếu ớt, run rẩy… những triệu chứng này phổ biến ở phụ nữ lớn tuổi
  • Sốt cao, ớn lạnh, đau dữ dội vùng bụng dưới. Những triệu chứng này cảnh báo nhiễm trùng tiểu ở nữ đang trở nên nghiêm trọng, có thể nhiễm trùng đã lan đến thận.

Người bị viêm buồng trứng mãn tính sẽ có dấu hiệu mệt mỏi, sốt cao thậm chí kèm theo co giật

3. Những yếu tố, điều kiện làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu ở nữ

Nhiễm trùng tiểu ở nữ có thể xảy ra với bất cứ chị em nào, đặc biệt là trong những điều kiện sau đây:

  • Bạn đang sinh hoạt tình dục: Nếu “đối tác” bị nhiễm trùng tiểu hoặc mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bạn sẽ dễ dàng bị nhiễm trùng tiểu sau khi quan hệ. Bởi vì hoạt động tình dục thường tạo điều kiện thuận lợi giúp vi khuẩn từ âm đạo xâm nhập vào niệu đạo và gây viêm đường tiết niệu.
  • Sử dụng màng ngăn tránh thai hoặc thuốc diệt tinh trùng: Màng ngăn hoặc thuốc diệt tinh trùng có thể tiêu diệt luôn những vi khuẩn tốt trong môi trường âm đạo. Từ đó tạo điều kiện để vi khuẩn có hại phát triển và gây nhiễm trùng đường tiểu.
  • Bạn đang mang thai: Hormone thai kỳ có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn trong đường tiết niệu làm cho nhiễm trùng tiểu ở nữ dễ xảy ra hơn. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai thường khó làm rỗng bàng quang hoàn toàn khi đi tiểu do áp lực từ thai nhi. Nếu lượng nước tiểu còn sót trong bàng quang có vi khuẩn thì có thể gây ra nhiễm trùng tiểu.
  • Phụ nữ đã qua thời kỳ mãn kinh: Sau khi mãn kinh, lượng hormone estrogen mất đi khiến các mô âm đạo trở nên mỏng và khô. Điều này có thể làm cho vi khuẩn có hại dễ phát triển và gây nhiễm trùng tiểu.
  • Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường: Căn bệnh này có thể khiến hệ miễn dịch bị suy giảm, gây ảnh hưởng thần kinh khiến cơ thể khó làm rỗng bàng quang hoàn toàn.


Một số tình trạng khác như bạn uống không đủ nước, vệ sinh vùng kín sai cách hoặc đang dùng ống thông tiểu do không thể tự đi tiểu… đều có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng tiểu.
Nhiễm trùng tiểu ở nữ được chẩn đoán và điều trị như thế nào?
nhiễm trùng tiểu ở nữ

Nếu có những triệu chứng cảnh báo bệnh viêm đường tiểu, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để làm xét nghiệm chẩn đoán và chữa trị càng sớm càng tốt.

4. Phương pháp chẩn đoán nhiễm trùng tiểu hiệu quả và an toàn nhất hiện nay

Để biết liệu bạn có bị nhiễm trùng tiểu hay không, bác sĩ hoặc y tá sẽ làm xét nghiệm một mẫu nước tiểu sạch của bạn. Bằng cách này, bác sĩ có thể xác định được có vi khuẩn trong nước tiểu của bạn không và quá trình này sẽ mất vài ngày để có kết quả. Nếu bạn đã từng bị nhiễm trùng tiểu trước đó, bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm các xét nghiệm khác như chụp X-quang đường tiết niệu hoặc nội soi bàng quang để có thể phát hiện thêm những vấn đề khác nếu có.

4.1 Phương pháp điều trị nhiễm trùng tiểu ở nữ

Nhiễm trùng tiểu ở nữ thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh do bác sĩ kê đơn. Bạn cần đảm bảo uống đúng liều lượng và thời gian, dùng hết thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ kể cả khi đã cảm thấy đỡ hơn sau một, hai ngày điều trị. Đối với trường hợp bị nhiễm trùng tiểu tái phát nhiều lần, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng thuốc kháng sinh mỗi ngày với liều lượng thấp hơn để ngăn ngừa nhiễm trùng. Bạn có thể uống thuốc sau khi quan hệ tình dục hoặc khi có những triệu chứng ban đầu.

Sử dụng probiotic để chữa bệnh âm đạo như thế nào?

4.2 Cách phòng ngừa nhiễm trùng tiểu ở nữ

Nhiễm trùng tiểu ở phụ nữ rất dễ tái phát nhưng có một số lời khuyên sau đây có thể giúp bạn ngăn ngừa bệnh:

Những điều bạn nên làm:

  • Giữ cho vùng kín sạch sẽ và khô ráo
  • Uống nhiều nước lọc để thường xuyên đi tiểu trong ngày
  • Rửa sạch vùng da xung quanh âm đạo bằng nước trước và sau khi quan hệ tình dục
  • Đi tiểu càng sớm càng tốt sau khi quan hệ tình dục
  • Thay băng vệ sinh thường xuyên khi có kinh hoặc phát hiện quần lót bẩn thì bạn cũng nên thay ngay lập tức.
  • Sau khi đi tiểu hoặc đại tiện, bạn nên lau hoặc rửa từ trước ra sau để tránh mang vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào âm đạo.

Nguyên nhân gây ngứa âm đạo

Những điều bạn không nên làm:

  • Không sử dụng xà phòng để vệ sinh cho vùng kín
  • Không nhịn tiểu nếu cảm thấy muốn đi tiểu
  • Không vội vàng khi đi tiểu để cố gắng làm rỗng bàng quang hoàn toàn
  • Không mặc đồ lót bó sát, đồ lót làm từ chất liệu có hại cho da
  • Hạn chế dung nạp thức uống có cồn như rượu bia vì có thể gây kích thích bàng quang
  • Không ăn uống thực phẩm nhiều đường để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn
  • Không nên dùng bao cao su hoặc màng ngăn tránh thai có chất bôi trơn diệt tinh trùng. Nếu bạn sử dụng chất bôi trơn thì nên dùng loại không diệt tinh trùng và áp dụng thêm biện pháp tránh thai khác.

Kết luận

Có thể nói, nhiễm trùng tiểu ở nữ rất phổ biến và khi đã mắc bệnh thì rất dễ tái đi tái lại. Do đó, chị em không nên chủ quan với tình trạng này mà nên sớm áp dụng các giải pháp phòng ngừa. Đồng thời, nếu có các dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng tiểu thì bạn không nên chần chừ trong việc đi khám để tránh các biến chứng nghiêm trọng hơn.