tìm kiếm:

Trang chủ / / / Bài viết

Tại sao núm vú bị cương cứng và điều đó có đáng lo không?

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on reddit
Share on pinterest

Nhiều chị em thắc mắc tại sao núm vú bị cương cứng và điều đó có đáng lo hay không? Hãy cùng chuyên gia của chúng tôi đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Các dây thần kinh ở nhũ hoa phản ứng với kích thích từ môi trường, cả về thể chất lẫn tâm lý. Trên thực tế, núm vú đột ngột cương cứng là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Một vài thay đổi nhỏ về nhiệt độ hoặc vải áo sơ mi cọ vào da cũng có thể khiến một hoặc cả hai nhũ hoa cương cứng.

Tại sao núm vú bị cương cứng?

Do sự kích thích

Theo Michelle Lee, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ tại Beverly Hills bên dưới núm vú và quầng vú, khu vực xung quanh nhũ hoa, có những cơ nhỏ có khả năng co thắt và làm giãn da. Khi chịu kích thích từ bên ngoài, hệ thần kinh giao cảm sẽ khiến tim đập nhanh, nổi da gà, đổ mồ hôi lòng bàn tay, gửi tín hiệu đến các dây thần kinh trong những cơ này và làm chúng co thắt.

Tại sao núm vú bị cương cứng?
Tại sao núm vú bị cương cứng?

Hầu hết mọi người đều biết nhũ hoa là khu vực nhạy cảm. Những tác động vật lý như đụng chạm hay kích thích về tâm lý như tưởng tượng về một thứ gì đó sẽ kích hoạt một số phần nhất định trong não, làm cho các cơ ở nhũ hoa trở nên cương cứng. Hiện tượng này cũng giống như những phản ứng ở bộ phận sinh dục.

Heather Irobunda, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ phụ khoa tại New York cho biết, giống như âm vật hoặc dương vật, nhũ hoa chứa các mô cương cứng, một loại mô có khả năng tiếp nhận rất nhiều máu. Khi chịu tác động, máu sẽ đổ dồn về khu vực này và dẫn tới hiện tượng cứng núm vú.

Sự thay đổi hormone trong cơ thể

Đôi khi, nguyên nhân dẫn tới tình trạng này lại hoàn toàn khác biệt. Thậm chí không liên quan tới kích thích bên ngoài. Hormone cũng có thể khiến nhũ hoa bị cương cứng. Trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc thời gian rụng trứng, sự thay đổi của hormone, đặc biệt là estrogen, có khả năng khiến núm vú trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị cứng hơn.

Những thay đổi này được nhận thấy rõ nhất trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Khi mang thai, hormone progesterone góp phần hình thành các ống dẫn sữa. Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, nhiều loại hormone khác khiến quầng vú to và núm vú cương cứnghơn. Vào thời gian cho con bú, kích thích từ em bé khiến cơ thể giải phóng oxytocin. Đây là một loại hormone tác động lên các tuyến sữa và khiến nhũ hoa co bóp, đẩy sữa ra ngoài.

Nguyên nhân có thể là do hormone bị thay đổi
Nguyên nhân có thể là do hormone bị thay đổi

Nhiệt độ

Trên thực tế, ngay cả khi không chịu kích thích từ “chuyện ấy”, nhũ hoa vẫn có thể bị cương cứng. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Trong môi trường lạnh, các cơ nhỏ dưới da co lại để giữ ấm và tránh mất nhiệt qua da. Đây là lý do tại sao quầng vú cũng co lại, nhăn nheo khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh. Bác sĩ Irobunda giải thích, da bị co và đẩy núm vú ra ngoài.

Núm vú cương cứng có nguy hiểm không?

Nhũ hoa có hình dạng và kích cỡ tùy thuộc vào mỗi người. Một số người có thể bị cương cứng núm vú trong khi những người khác lại không gặp phải. Theo bác sĩ Lee, yếu tố di truyền cũng ảnh hưởng tới mức độ nhạy cảm của khu vực này.

Nếu hiện tượng kéo dài, có dịch và đau dữ dội thì bạn nên đi khám ngay
Nếu hiện tượng kéo dài, có dịch và đau dữ dội thì bạn nên đi khám ngay

Nếu những thay đổi về nhũ hoa gây cảm giác khó chịu, bạn có thể hỏi ý kiến của các chuyên gia y khoa. Trong trường hợp núm vú đột nhiên co rút hoặc thụt vào trong, xuất hiện dịch tiết và đau, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt. Đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cần điều trị kịp thời.