Ở nữ giới, để theo dõi và đánh giá chính xác về khả năng sinh sản, các bác sĩ thường chỉ định thực hiện xét nghiệm nội tiết tố nữ. Những thông tin xoay quanh loại xét nghiệm này đang được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm.
Contents
Xét nghiệm nội tiết tố nữ là gì?
Xét nghiệm nội tiết tố nữ là phương pháp kiểm tra nội tiết để đánh giá khả năng sinh sản. Việc xét nghiệm này giúp đánh giá chỉ số hormone sinh sản, khả năng dự trữ noãn, hoạt động của buồng trứng và theo dõi chu kỳ rụng trứng. Kết quả xét nghiệm sẽ cho bạn biết mình cần điều chỉnh những gì để hạn chế nguy cơ vô sinh.
Ngoài ra, kết quả của xét nghiệm cũng giúp phát hiện sớm những rối loạn trong hệ nội tiết nếu có và giúp bác sĩ có phương án điều trị.
Ai nên thực hiện xét nghiệm?
Phụ nữ nên làm xét nghiệm nội tiết tố định kỳ 2 lần/năm để theo dõi sức khỏe sinh sản của bản thân. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ yêu cầu xét nghiệm nếu bạn đang gặp một trong những vấn đề sau:
- Rối loạn kinh nguyệt, chu kỳ kinh kéo dài, không đều hoặc mất kinh không rõ nguyên nhân.
- Các trường hợp không có kinh nguyệt dù đã đến độ tuổi sinh sản hoặc đã từng có kinh nhưng mất kinh khi chưa đến tuổi tiền mãn kinh
- Nghi ngờ hoặc có dấu hiệu đa nang buồng trứng
- Phụ nữ khó có thai mặc dù đang trong độ tuổi sinh sản
- Người chuẩn bị tiến hành các biện pháp hỗ trợ sinh sản
Xét nghiệm gồm những gì?
Tiến hành xét nghiệm cần trải qua 4 bước:
- Bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định
- Bác sĩ tiến hành khám lâm sàng các triệu chứng bên ngoài của cơ thể
- Lấy máu người cần xét nghiệm nội tiết tố để tiến hành phân tích các chỉ số
- Bác sĩ xem kết quả xét nghiệm và đưa ra những chẩn đoán cũng như phác đồ điều trị.
Kết quả của xét nghiệm đến từ nhiều xét nghiệm nhỏ khác nhau bao gồm:
- Xét nghiệm Prolactin: Cho biết nguy cơ vô sinh do rối loạn rụng trứng.
- Tiến hành xét nghiệm AMH: AMH còn được xem là chỉ số đánh giá dự trữ buồng trứng, đồng thời có thể dự đoán được khả năng sinh sản của người phụ nữ trong hiện tại và tương lai. Chỉ số AMH cao nhất ở tuổi 25 và giảm dần theo thời gian.
- Xét nghiệm FSH: FSH có vai trò kích thích sản xuất trứng. Nếu nồng độ hormone cao sẽ có nguy cơ gây hội chứng buồng trứng đa nang.
- Những bước xét nghiệm LH: Đây là hormone tuyến sinh dục, nó có vai trò trong việc kiểm soát chức năng của buồng trứng ở nữ giới.
- Xét nghiệm Estrogen: Xét nghiệm này thường được sử dụng để xác định tình trạng mất kinh là do mãn kinh, có thai hay do một vấn đề nội khoa gây nên.
- Thực hiện xét nghiệm Progesterone: Progesterone đảm nhận nhiệm vụ chuẩn bị nội mạc tử cung cho phôi làm tổ và giúp duy trì thai kỳ..
Xét nghiệm nội tiết tố nữ có cần nhịn ăn?
Có những xét nghiệm chỉ cho kết quả chính xác khi người bệnh nhịn đói 4 – 6 giờ trước khi làm xét nghiệm, thậm chí không ăn sáng. Vì chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa thành đường glucose để ruột hấp thụ. Nếu tiến hành xét nghiệm, kết quả thu được sẽ không chính xác.
Đối với xét nghiệm nội tiết nữ, bạn không cần phải nhịn ăn hoặc nhịn uống. Trước khi làm xét nghiệm, bạn cần báo cho bác sĩ về các loại thuốc và các thực phẩm chức năng đang dùng. Đặc biệt, trong trường hợp đang sử dụng các loại thuốc hormone hoặc thuốc tránh thai cần khai báo với bác sĩ. Vì chúng sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm.
Ngoài ra, xét nghiệm không phải lúc nào cũng thực hiện được. Tùy theo loại xét nghiệm mà bác sĩ sẽ yêu cầu các ngày khác nhau trong chu kỳ kinh nguyệt.
Nên làm xét nghiệm vào thời gian nào?
Xét nghiệm về nội tiết tố nữ được thực hiện vào các ngày khác nhau của chu kỳ kinh nguyệt. Bởi hormone (nội tiết tố) sinh dục của phụ nữ không phải lúc nào cũng giống nhau. Nồng độ của chúng có sự thay đổi tùy theo ngày của chu kỳ kinh nguyệt. Cụ thể thời điểm đúng để làm xét nghiệm như sau:
- Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 vòng kinh: xét nghiệm FSH, LH
- Từ ngày thứ 21 của vòng kinh 22 ngày: xét nghiệm PRG (Progesterone)
- Các xét nghiệm PRL (Prolactin), E (Estrogen) có thể thực hiện vào ngày bất kỳ trong chu kỳ kinh nguyệt.
Xét nghiệm cần bao nhiêu tiền?
Giá xét nghiệm nội tiết tố nữ được chia thành các loại xét nghiệm nhỏ. Tùy thuộc vào từng cơ sở khám chữa bệnh sẽ có giá nhau. Tổng chi phí cho xét nghiệm này dao động khoảng 1.700.000 – 1.800.000 đồng.