tìm kiếm:

Trang chủ / / Bài viết

Thực phẩm tính kiềm tốt cho sức khỏe của bạn không?

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on tumblr
Share on reddit
Share on pinterest

Thực phẩm có tính kiềm chắc hẳn là thuật ngữ dinh dưỡng mới lạ với nhiều người. Nó có chức năng cơ bản là giữ độ pH ổn định trong cơ thể và nhiều lợi ích sức khỏe khác.

Thực phẩm có tính kiềm tốt cho sức khỏe của bạn không?
Thực phẩm có tính kiềm tốt cho sức khỏe của bạn không?

Chế độ ăn kiềm là gì?

Chế độ ăn giàu kiềm còn được gọi là chế độ ăn axit – kiềm. Bản chất của nó là chế độ ăn thay đổi giá trị pH – thông số đo mức độ axit hoặc độ kiềm trong cơ thể bạn.

Sự trao đổi chất của cơ thể đôi lúc được giống với lửa. Cả hai đều liên quan đến một phản ứng hóa học làm vỡ khối chất rắn. Tuy nhiên, các phản ứng hóa học trong cơ thể bạn diễn ra chậm và được kiểm soát.

Khi đốt cháy một thứ gì đó, sẽ có tro để lại. Tương tự như vậy, thực phẩm bạn nạp vào cơ thể để lại chất thải trao đổi chất. Chất thải chuyển hóa này có thể có tính kiềm, trung tính hoặc axit. Những chất này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nồng độ axit trong cơ thể bạn.

Hay là nếu bạn ăn thức ăn để lại chất thải có tính axit thì nó sẽ làm máu của bạn có tính axit hơn. Nếu chất thải có tính kiềm thì máu của bạn có tính kiềm hơn.

Theo giả thuyết về chất thải axit, nó khiến bạn dễ bị ốm và bệnh trong khi kiềm được coi là chất có tính bảo vệ. Bằng cách chọn nhiều thực phẩm có tính kiềm hơn, bạn có thể “kiềm hóa” cơ thể và cải thiện sức khỏe.

Các thành phần trong thực phẩm để lại chất thải có tính axit bao gồm: protein, phốt phát và lưu huỳnh trong khi các thành phần có tính kiềm là canxi, magie và kali.

Chế độ ăn kiềm là gì?
Chế độ ăn kiềm là gì?

 

Lợi ích của thực phẩm có tính kiềm

Cho đến nay, có ít bằng chứng khoa học khẳng định chế độ ăn có tính kiềm có thể thúc đẩy quá trình giảm cân và chống lại bệnh tật. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy rằng chế độ bao gồm các thực phẩm có tính kiềm mang lại một số lợi ích sức khỏe như sau:

  • Chống mệt mỏi: Quá nhiều axit trong cơ thể làm giảm việc cung cấp oxy. Điều này làm giảm khả năng chữa lành và thu thập các chất dinh dưỡng. Nếu bạn cảm thấy choáng váng và mệt mỏi suốt cả ngày, ngay cả khi ngủ đủ giấc, đây có thể là sự tích tụ axit không cần thiết.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Mất cân bằng độ pH có tác động làm giảm khả năng chống vi khuẩn và vi rút. Nếu không có oxy, vi khuẩn và vi rút có thể phát triển mạnh mẽ trong máu. Thực phẩm có tính kiềm là điều cần thiết để loại bỏ khả năng mắc bệnh.
  • Giảm viêm: Quá nhiều axit trong cơ thể có thể làm tăng tình trạng viêm. Khi bạn mắc bệnh tim hoặc viêm khớp hoặc ung thư, cơ thể ở trong tình trạng viêm. Chế độ ăn chứa thực phẩm có tính kiềm sẽ giúp kiểm soát vấn đề này

Các thực phẩm có tính kiềm bạn cần bổ sung

1. Rau lá xanh

Hầu hết các loại rau lá xanh được cho rằng có tính kiềm hóa. Không phải vô cớ mà các chuyên gia sức khỏe luôn khuyên nên bổ sung rau xanh vào chế độ ăn hàng ngày. Chúng chứa nhiều chất khoáng thiết yếu giúp cơ thể thực hiện nhiều chức năng khác nhau. Hãy thử rau chân vịt, rau diếp, cải xoăn, cần tây, rau mùi tây, rau arugula và mù tạt xanh.

Các thực phẩm có tính kiềm bạn cần bổ sung
Các thực phẩm có tính kiềm bạn cần bổ sung

2. Súp lơ và bông cải xanh

2 Loại thực phẩm này chứa một số chất phytochemical cần thiết cho cơ thể của bạn. Bạn có thể trộn nó với các loại thực phẩm khác như ớt chuông, đậu xanh để có khẩu phần phù hợp.

3. Hoa quả họ cam quýt

Đây là nguồn thực phẩm có tính kiềm tốt nhất. Chanh và cam chứa nhiều vitamin C có tác dụng giải độc cho cơ thể, giảm nồng độ axit và chứng ợ nóng.

4. Rong biển và muối biển

Bạn có biết: rong biển có hàm lượng khoáng chất cao gấp 10-12 lần so với với rau trồng trên cạn? Chúng được coi là thực phẩm có tính kiềm cao và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau. Bạn có thể sử dụng chúng nấu súp, món xào hoặc làm sushi tại nhà. Hoặc đơn giản là rắc một ít muối biển vào món salad, súp, trứng ốp…

 

5. Các loại củ

Các loại củ như khoai lang, củ khoai môn, củ sen, củ cải và cà rốt là nguồn chứa hàm lượng kiềm tuyệt vời. Chúng ngon nhất khi được nướng với một ít gia vị. Bình thường, nếu nấu chín quá, sẽ làm mất hết độ ngon của các loại củ. Bạn cần chú ý trong khi nấu.

6. Hoa quả theo mùa

Các chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe sẽ đều khuyên rằng bạn nên bổ sung hoa quả theo mùa trong chế độ ăn hàng ngày. Chúng chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa góp phần củng cố các chức năng khác nhau của cơ thể. Các loại hoa quả có tính kiềm tốt gồm kiwi, dứa, hồng, dưa hấu, bưởi, mơ và táo.

7. Các loại quả hạch

Nếu bạn thích nhấm nháp mỗi khi đói thì đừng bỏ qua các loại quả hạch. Ngoài việc cung cấp chất béo tốt, chúng còn có tác dụng kiềm hóa cơ thể. Tuy nhiên, vf chúng có hàm lượng calo cao nên cần hạn chế số lượng hạt. Những loại hạt bạn có thể bổ sung gồm hạt điều, hạt dẻ, hạnh nhân.

8. Hành củ, tỏi và gừng

Trong các nguyên liệu thiết yếu của người Ấn Độ, hành, tỏi và gừng là những thành phần giúp hương vị thêm tuyệt vời. Bạn có thể chế biến chúng theo nhiều cách như làm bánh mì nướng bơ tỏi, trà gừng,…